| Hotline: 0983.970.780

Tây Ninh xây dựng vùng an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế

Quyết không để bệnh tả lợn Châu Phi xâm nhập

Chủ Nhật 10/12/2023 , 09:23 (GMT+7)

Tây Ninh đang bảo vệ rất tốt đàn lợn của mình trước dịch bệnh tả lợn Châu Phi, quyết không để bệnh xâm nhập.

Ngành thú y và người chăn nuôi Tây Ninh đang tăng cường tổng lực các biện pháp để chặn đứng bệnh tả lợn Châu Phi, không để dịch xâm nhập. Ảnh: Lê Bình.

Ngành thú y và người chăn nuôi Tây Ninh đang tăng cường tổng lực các biện pháp để chặn đứng bệnh tả lợn Châu Phi, không để dịch xâm nhập. Ảnh: Lê Bình.

Những ngày này, ông Huỳnh Văn Chiến (xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành) đang tăng cường các biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng, bảo vệ đàn lợn 2.000 con, tránh sự xâm nhập của mầm bệnh từ môi trường bên ngoài. Tuy lợn được nuôi bằng chuồng lạnh, hạn chế sự ra vào của nhiều người nhưng từ nhiều năm nay, ông Chiến luôn chú trọng công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại mỗi tuần 2 lần, nhằm hạn chế mầm bệnh phát sinh.

"Cũng may chúng tôi được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh, rồi cả công ty C.P Việt Nam luôn hướng dẫn, dặn dò nên đàn lợn vẫn phát triển bình thường, không bị ảnh hưởng gì. Cuối năm rồi, lợn mà giờ để bệnh là có nguy cơ trắng tay như chơi. Bình thường đã kĩ rồi thì giai đoạn bệnh dịch như này thì tôi càng phải kĩ lưỡng hơn", ông Chiến chia sẻ.

Còn tại trang trại chăn nuôi nông hộ của ông Đỗ Đức Lưu (ngụ xã Suối Ngô, huyện Tân Châu), đàn 200 con lợn thịt cũng đang được bảo vệ hết sức kĩ càng trước mối nguy dịch bệnh. Để bảo đảm an toàn, lợn giống đều được ông Lưu mua từ những trang trại lớn, có xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, trong quá trình nuôi, ông Lưu mua vacxin về tiêm ngừa đầy đủ, luôn cách ly đàn vật nuôi tốt với phương châm "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Tổng đàn lợn của Tây Ninh vào khoảng 282.000 con, chủ yếu cung cấp lợn thịt cho địa bàn nội tỉnh. Ảnh: Lê Bình.

Tổng đàn lợn của Tây Ninh vào khoảng 282.000 con, chủ yếu cung cấp lợn thịt cho địa bàn nội tỉnh. Ảnh: Lê Bình.

Khi phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam có mặt tại trang trại thì ông Lưu cũng xin phép được tiếp chuyện bên ngoài khuôn viên để đàn vật nuôi tránh được những mầm bệnh.

"Cuối năm 2019, trang trại của tôi phải tiêu hủy mấy chục con lợn, mất trắng nên rất hiểu tầm quan trọng của việc kiểm soát kĩ trước dịch bệnh. Cứ khoảng 2 ngày là tôi phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập. Nhờ vậy, đến thời điểm này, đàn lợn của gia đình tôi phát triển rất tốt", ông Lưu cho hay.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, đến nay, có 44 tỉnh/ thành trên cả nước đã xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi với trên 530 ổ dịch, phải hủy trên 20.000 con lợn. Những tháng cuối năm, dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng, nhất là tại các địa phương có đàn lợn lớn, ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi và nguồn cung cấp thực phẩm.

Tây Ninh hiện có tổng đàn lợn khoảng 282.000 con, trong đó tỉ lệ nuôi tập trung chiếm 84 %. Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình sức khỏe đàn lợn ổn định, không xảy ra bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hồng Loan, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh, khả năng rất cao bệnh dịch có thể tái phát do virus dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao. Cụ thể, mầm bệnh tồn tại và lưu hành ngoài môi trường tại các ổ dịch cũ trước đây chưa có vacxin tiêm ngừa nên công tác phòng bệnh ở Tây Ninh chủ yếu tập trung vào áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

“Do đó, công tác phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là tập trung vào việc áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi. Chi cục cũng vận động và tổ chức tập huấn cho các hộ chăn nuôi, trang trại áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, tiêm vacxin trong chăn nuôi nhằm nâng cao sức đề kháng và loại bỏ sự tồn lưu của virus dịch tả lợn ở bên ngoài môi trường”, bà Hồng Loan cho hay.

Vacxin tả lợn Châu Phi được Bộ NN-PTNT cấp phép lưu hành là biện pháp hữu hiệu giúp đàn vật nuôi an toàn trước nguy cơ dịch bệnh. Ảnh: Lê Bình.

Vacxin tả lợn Châu Phi được Bộ NN-PTNT cấp phép lưu hành là biện pháp hữu hiệu giúp đàn vật nuôi an toàn trước nguy cơ dịch bệnh. Ảnh: Lê Bình.

“Hiện, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 12 cơ sở kinh doanh thuốc thú y được phép cung cấp vacxin cho người chăn nuôi. Bà con và các doanh nghiệp chủ trang trại có thể liên hệ với các trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện để được hướng dẫn cụ thể, tránh tình trạng mạo danh và lừa đảo”, bà Nguyễn Thị Hồng Loan khuyến cáo.

Để vacxin được phát huy tác dụng cao nhất khi tiêm cho đàn lợn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh cũng khuyến cáo người chăn nuôi muốn tiêm vacxin thì đàn lợn đó phải thực sự khỏe mạnh. Sau khi tiêm phòng phải quan tâm việc tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi, theo dõi chặt chẽ sức khỏe sau khi tiêm nhằm kịp thời có biện pháp can thiệp hữu hiệu.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh cũng khuyến cáo người chăn nuôi nên tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, nuôi nhốt đúng mật độ; thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi; thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại; hạn chế người ra, vào khu vực chăn nuôi. Ngoài ra, người dân nên định kỳ khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi bằng vôi bột.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất