| Hotline: 0983.970.780

Quýt 4.000 đồng vẫn vắng khách mua

Chủ Nhật 13/12/2020 , 10:55 (GMT+7)

Người trồng quýt Bắc Kạn cho rằng, với giá bán bình quân 4.000đ/kg thì lỗ tiền đầu tư, để thì hiệu quả không cao, chẳng lẽ chặt bỏ?

Nguyên do quýt Bắc Kạn chất lượng đang bị mai một, cần lắm một chương trình nâng chất lượng giống quýt bản địa tỉnh Bắc Kạn.

Giá rẻ mạt

Đi dọc tuyến quốc lộ (QL) 3B từ thành phố Bắc Kạn vào đến xã Dương Phong, huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) có gần chục điểm người dân ngồi tập trung bên đường để bán quýt. Toàn người bán, lác đác người mua.

Điểm tập trung đông người bán quýt nhất trên QL3B là khu vực đầu cầu treo Nà Mày, thành phố Bắc Kạn (đi xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông). Qua khảo sát, thấy loại quýt to đẹp nhất có giá 9.000 đ/kg, loại thường khoảng 5.000 đ/kg, loại quả nhỏ, còn gọi loại bi giá chỉ 2.000 đ/kg.

Người dân xếp hàng dài bán quýt bên QL3B. Ảnh: Phạm Hiếu.

Người dân xếp hàng dài bán quýt bên QL3B. Ảnh: Phạm Hiếu.

Những người có quýt bán cho biết, giá bán đổ đồng (cho tư thương) bình quân chỉ được 4.000 đ/kg, thậm chí không tới. Với giá này, không đủ chi phí chăm sóc. 

Chị Đặng Thị Phương ở thôn Bằng Bó, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, cho biết gia đình trồng được hơn 2 ha quýt, thu hoạch khoảng hơn 30 tấn quả. Theo chị Phương, quýt Bắc Kạn quá rẻ, năm ngoái loại to còn được 12.000 đ/kg, năm nay chỉ 9.000 đồng. Loại bi 2.000 đ/kg, có người chán quá đổ luôn xuống sông.

Quýt năm trước rẻ, năm nay lại khó khăn do dịch Covid-19 nên nhiều người không đầu tư, chăm sóc dẫn tới quả không được to đẹp. Như trường hợp của ông Vũ Văn Đạt ở tổ 19, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn. Quýt loại lựa của gia đình ông bán chỉ được 5.000 đ/kg, còn đổ đồng không được 3.000 đ/kg.

Quýt rẻ là vậy nhưng bán được không dễ. Những năm trước còn có xe tải tấp nập, lái buôn thu mua lên biên giới để xuất sang Trung Quốc, năm naythì  không. Những xe hàng truyền thống từ Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội… cũng giảm.

Một chủ hàng đến từ huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là ông Nông Văn Bốn chia sẻ, thực sự quýt năm nay quá rẻ, mang lên tận Cao Bằng bán rao mới được 7.500 đ/kg, thậm chí bị cạnh tranh còn phải bán 5.000 đ/kg. Vì vậy mà mua đầu vào cũng không thể cao hơn 4.000 đồng được, mua hơn thì lỗ vốn luôn.

Quýt Bắc Kạn có giá bán bình quân chỉ 4.000 đ/kg. Ảnh: Phạm Hiếu.

Quýt Bắc Kạn có giá bán bình quân chỉ 4.000 đ/kg. Ảnh: Phạm Hiếu.

Vì sao quýt Bắc Kạn rớt giá thảm

Tỉnh Bắc Kạn có hơn 3.300 ha cam, quýt, trong đó cây quýt bản địa Bắc Kạn chiếm phần lớn. Nhiều nhất ở xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông (là xã trung tâm của vùng trồng cam, quýt ở Bắc Kạn), có tới 407 ha quýt, tổng sản lượng năm 2020 là 5.820 tấn.

Ở những vườn quýt tại xã Quang Thuận, trước những năm 2017, nhiều hộ có thu nhập tiền tỷ. Thị hiếu tiêu dùng thay đổi, mua bán xoay chiều. Trước đây lái buôn đến tận vườn tranh nhau mua, người trồng không phải lo nghĩ về đầu ra. Còn giờ đây, giá thì rẻ nhưng có được người đặt mua hàng là may mắn. Khi đó chủ vườn phải hái thật nhanh, chuẩn bị sẵn hàng ở điểm tập kết rồi chờ xe tải đến bốc hàng trong lo lắng (sợ người mua không đến).

Ông Hà Minh Khoa, Phó Chủ tịch HĐND xã Quang Thuận, cho rằng, nguyên nhân khiến quýt Bắc Kạn rẻ là do quả chua, kén người ăn và không hợp khẩu vị người dưới xuôi. Việc quy hoạch về vùng sản xuất chưa hợp lý, giống thoái hóa, bán tràn lan, không có kiểm soát cộng với kỹ thuật canh tác hạn chế khiến quýt Bắc Kạn càng ngày càng chua. Từ cách đây vài năm, địa phương đã khuyến cáo bà con không trồng mới loại quýt chất lượng thấp, mà chuyển qua trồng các giống cây ăn quả phù hợp.

Theo ông Lộc Hữu Nhất, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Thuận, những người có điều kiện kinh tế đã chuyển đổi sang trồng cây cam sành, cam đường Canh, quýt ngọt, ổi… là những loại hoa quả ai cũng thích ăn, dễ bán, giá cả ổn định. Do cây quýt thoái hóa, không hiệu quả, hiện có hàng trăm hộ dân chuyển đổi một phần sang trồng quế, mỡ, lát, xoan đào… 

Về lâu dài, cần có sự bình tuyển, chọn tạo, nâng chất lượng cho quýt bản địa Bắc Kạn thì sản phẩm mới cạnh tranh và có thương hiệu.

Xem thêm
Guinea muốn học hỏi kinh nghiệm của nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác Nam - Nam và Việt Nam - Nam Phi - Guinea, thể hiện là thành viên có trách nhiệm về an ninh lương thực, nhất là với châu Phi.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Sóc Trăng có hơn 600 kênh thủy lợi là 'hồ thuận thiên' trữ nước ngọt

Huyện Trần Đề (Sóc Trăng) có 613 kênh cấp I, II, III, khối lượng trữ nước trên 6,5 triệu m3. Hệ thống này là thế mạnh trữ nước ngọt trong điều kiện xâm nhập mặn.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 1] Người thức giấc cùng dòng sông

Không chỉ là dòng sông năng lượng, sông Đà hùng vĩ đang hiện hữu ở một diện mạo mới - vùng lòng hồ, đang thắp lên giấc mơ lớn cho những vùng đất ven sông!