| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết Bắc Kạn

Thứ Ba 17/11/2020 , 07:53 (GMT+7)

Từ vài năm trở lại đây, chè Shan tuyết Bắc Kạn đã có nhiều sản phẩm đặc sản nổi bật trên thị trường như: hồng trà, bạch trà và trà móc câu.

Những vùng chè Shan tuyết Bắc Kạn

Chè Shan tuyết, loại cây trồng phát triển tốt ở những vùng núi có độ cao trên 900m so với mực nước biển, nơi có khí hậu mát mẻ vào mùa hè, nhiệt độ giảm sâu về ban đêm và lạnh giá vào mùa đông. Với đặc trưng là cây thân gỗ, có chiều cao lên tới 6 – 8m, khi hái chè Shan tuyết thì phải bắc thang lên hái. Đã từ lâu, loại cây trồng này trở thành mặt hàng đặc sản của đồng bào người dân tộc Mông, Tày, Dao.

Tại tỉnh Bắc Kạn, khu vực nổi tiếng nhất và có diện tích lớn nhất trồng chè Shan tuyết là vùng núi Bằng Phúc của huyện Chợ Đồn. Trước đây, khu vực này chủ yếu trồng phân tán, chưa được đầu tư, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, dẫn tới năng suất thấp (chỉ khoảng 1,15 tấn/ha).

Còn vài năm trở lại đây, người dân nhận thức được giá trị của chè Shan tuyết nên đã trồng đầu tư vào loại cây trồng này. Hiện nay khu vực Bằng Phúc có khoảng 400ha chè Shan tuyết đang cho thu hoạch, sản lượng mỗi năm ước đạt khoảng hơn 20 tấn chè khô.

Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn, ông Triệu Huy Chung cho biết, việc phát triển cây chè Shan tuyết đã được đưa vào nghị quyết của huyện, được HĐND huyện thông qua đưa vào giai đoạn 2016 – 2020, với mục đích là hỗ trợ cho bà con vừa cải tạo lại, trồng dặm bổ sung và trồng mới để tăng diện tích và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Vùng núi Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn là trọng tâm phát triển vùng chè Shan tuyết Bắc Kạn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Vùng núi Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn là trọng tâm phát triển vùng chè Shan tuyết Bắc Kạn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Một vùng chè Shan tuyết khác là khu vực vùng núi Yên Cư, huyện Chợ Mới, nhiều diện tích chè Shan tuyết cũng đang được đầu tư phát triển theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, trở thành hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đến năm 2020, sản phẩm chè Shan tuyết của xã Yên Cư đã được các đối tác đánh giá có chất lượng tốt nên ngày càng có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Nói về vấn đề này, ông Bùi Nguyễn Quỳnh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Chợ Mới thông tin, đơn vị đang làm thương hiệu sản phẩm chung của toàn huyện, các HTX sẽ được sử dụng chung nhãn hiệu. Huyện Chợ Mới đang tích cực vận dụng chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa, huy động nguồn lực để đầu tư liên kết với các doanh nghiệp nhằm phát triển diện tích chè Shan tuyết lên 100 ha đến năm 2025. Bắt đầu từ năm 2021 sẽ tiến hành chọn cây đầu dòng để nhân giống, chứ không mua giống từ nơi khác về.

Thu hoạch chè Shan tuyết ở huyện Chợ Mới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thu hoạch chè Shan tuyết ở huyện Chợ Mới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Xây dựng thương hiệu

Rất nhiều dự án, chương trình được các cấp, ngành của tỉnh Bắc Kạn thực hiện, nhằm mục đích phát triển chè Shan tuyết trở thành loại sản phẩm hàng hóa có thương hiệu trên thị trường, đem lại thu nhập cao cho người dân, nâng tầm thành sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương.

Từ năm 2016, UBND tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện Dự án "Ứng dụng khoa học - công nghệ tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc". Với các nội dung: Xây dựng mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng mô hình sản xuất chè Shan tuyết theo hướng hữu cơ; hỗ trợ hợp tác xã (HTX) thiết bị, công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm chè Shan tuyết; xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè Shan tuyết Bằng Phúc; đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho bà nông dân…

Tỉnh Bắc Kạn cũng đã chủ động lựa chọn và hỗ trợ một số HTX để chuyển giao làm chủ 3 quy trình công nghệ sản xuất, chế biến và đóng gói sản phẩm chè Shan tuyết (gồm hồng trà, bạch trà và trà móc câu). Trong đó, sản phẩm hồng trà và bạch trà là 2 sản phẩm mới của tỉnh Bắc Kạn có giá trị kinh tế cao, có giá hàng triệu đồng/kg.

Một số sản phẩm trà Shan tuyết Bắc Kạn trên thị trường hiện nay. Ảnh: Phạm Hiếu.

Một số sản phẩm trà Shan tuyết Bắc Kạn trên thị trường hiện nay. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Nguyễn Ngọc Cương, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Kạn thông tin: Để xây dựng và phát triển vùng sản xuất, cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn bà con thành lập các HTX, tổ hợp tác và tổ chức nhiều chương trình hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng cây và sản xuất ra những sản phẩm tốt. Tạo tiền đề phát triển vùng chè Shan tuyết Bằng Phúc, đồng thời mở rộng diện tích ở các vùng chè khác thuộc địa bàn huyện Chợ Mới và huyện Ba Bể.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Kạn cũng nỗ lực đưa sản phẩm chè Shan tuyết quảng bá trong và ngoài tỉnh thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của địa phương, mở ra hướng sản xuất và tiêu thụ bền vững.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.