| Hotline: 0983.970.780

Ra mắt thêm điểm hiến máu cố định ở Hà Nội

Thứ Bảy 22/06/2019 , 09:23 (GMT+7)

Sáng 22/6, Viện Huyết học - Truyền máu TW khai trương điểm hiến máu cố định tại Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Một chiến sỹ tham gia hiến máu trong buổi khai trương điểm hiến máu cố định tại Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm.

Điểm hiến máu cố định sẽ hoạt động thường xuyên tất cả các ngày trong tuần tại địa chỉ số 26, Lương Ngọc Quyến.

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: “Điểm hiến máu cố định tại các Trung tâm Y tế quận, huyện được triển khai nhằm tạo điều kiện cho người dân có thể hiến máu một cách thường xuyên, thuận tiện nhất, góp phần hình thành thói quen hiến máu, kiểm tra sức khỏe định kỳ (thông qua việc lựa chọn quà tặng là các gói xét nghiệm), phát triển hoạt động hiến máu theo hướng bền vững. Đồng thời đây cũng là điều kiện tốt để chúng tôi hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho y tế tuyến quận/huyện”.

Trong những năm qua, hoạt động hiến máu thu hút được đông đảo nhân dân Thủ đô tham gia, số lượng người hiến máu tăng hàng năm. Năm 2018, toàn thành phố tiếp nhận được trên 223.000 đơn vị máu từ người hiến máu tình nguyện.

Tuy nhiên, lượng máu tiếp nhận được vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị, nhất là khi Hà Nội là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến trung ương, lượng máu tiếp nhận phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân không chỉ tại Thủ đô mà còn ở khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ và nhiều tỉnh, thành phố khác.

Cũng như nhiều địa phương trên cả nước, Hà Nội mới có khoảng hơn 40% người hiến máu tiếp tục hiến máu nhắc lại, tình trạng khan hiếm máu vẫn thường xuyên xảy ra vào dịp hè và dịp Tết Nguyên đán hàng năm; phần lớn lượng máu tiếp nhận được dựa vào lịch hiến máu của các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp… 

Với dân số lớn, sinh hoạt tập trung ở khu vực nội thành, Hà Nội có tiềm năng lớn về nguồn người hiến máu tình nguyện. Chính vì vậy, rất cần tổ chức nhiều điểm hiến máu ở ngay tại cộng đồng để những người khỏe mạnh có thể hiến máu thường xuyên và vận động người thân của mình cùng hiến máu. Trong thời gian tới Viện và Sở Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai tại một số quận, huyện khác như: Quận Đống Đa, quận Thanh Xuân...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm