| Hotline: 0983.970.780

Rắc rối bảo hiểm tàu cá 67 ở Bình Định

Thứ Năm 28/11/2019 , 14:19 (GMT+7)

Bình Định là một trong những tỉnh được Bộ NN-PTNT phân bổ nhiều chỉ tiêu đóng mới tàu cá theo NĐ 67 nhất nước.

* Tàu nằm bờ vì PJICO từ chối bán bảo hiểm

17-05-39_2_21
Những chiếc tàu cá của ngư dân Bình Định phải nằm bờ vì không được bán bảo hiểm.

Sau 5 năm thực hiện đã nảy sinh một số vướng mắc, tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho tàu cá 67.
 

Những vướng mắc

Tính đến nay, trên địa bàn Bình Định đã có 62 chủ tàu được vay vốn đóng mới tàu cá theo NĐ 67, phần lớn là tàu vỏ thép, với tổng dư nợ cho vay 869,5 tỷ đồng. Hiện có đến 46 chủ tàu có nợ quá hạn tiền vay của ngân hàng với số tiền lên đến 218 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 104,8 tỷ đồng, tiền lãi 113,2 tỷ đồng.

Nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn mà các chủ tàu đưa ra do đánh bắt không hiệu quả, nên không có tiền trả nợ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trà Dương, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Bình Định, qua khảo sát của các ngân hàng thương mại, bên cạnh một số chủ tàu gặp khó khăn thật sự do tàu cá hoạt động kém hiệu quả phải nằm bờ, có nhiều chủ tàu khai thác có kết quả tốt, đủ khả năng trả nợ, thế nhưng vẫn cố tình chây ỳ không trả nợ tiền vay.

Một thực trạng bi đát đang diễn ra với những tàu cá vỏ thép 67 của ngư dân Bình Định là phải nằm bờ dù đang vào chính vụ đánh bắt. Nguyên nhân do chủ nợ là ngân hàng không cho tàu ra khơi vì không được mua bảo hiểm.

Ví như tàu cá BĐ 99168 TS của ngư dân Ngô Lê Hát đã neo bờ tại cảng cá Đề Gi, xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, Bình Định) suốt mấy tháng nay bởi tàu đã hết bảo hiểm từ đầu tháng 7. Từ đó đến nay, tháng nào vợ anh Hát cũng đến Cty Bảo hiểm Pjico Bình Định để mua bảo hiểm cho tàu cá của mình, thế nhưng đều bị từ chối.

“Chúng tôi hỏi nhân viên công ty vì sao không bán bảo hiểm cho tàu cá của tôi, họ trả lời rằng bảo hiểm cho tàu cá 67 lỗ quá nên công ty không bán nữa. Tàu cá mà không có bảo hiểm thì ngân hàng không cho đi biển, nên tàu của tôi đành nằm bờ mấy tháng nay”, ngư dân Hát than thở.

Ở Bình Định còn rất nhiều tàu cá vỏ thép mua bảo hiểm của Cty Bảo hiểm PJICO Bình Định hiện đã sắp hết thời hạn đang đứng trước nguy cơ không mua được bảo hiểm mới.
 

Đề nghị hỗ trợ 90% phí mua bảo hiểm cho tàu cá 67

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Bình Định đã khẩn cấp họp Ban chỉ đạo thực hiện NĐ 67 của Chính phủ để tìm hướng xử lý. Lãnh đạo tỉnh này giao Sở NN-PTNT Bình Định tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản kiến nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính báo cáo, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức hỗ trợ đối với tàu cá vay vốn đóng mới theo NĐ 67 với mức phí 90% kinh phí mua bảo hiểm, nhằm làm giảm bớt gánh nặng mua bảo hiểm cho các chủ tàu; đồng thời đề xuất văn bản để UBND tỉnh tiếp tục kiến nghị Tổng Cty Bảo hiểm Pjico sớm có ý kiến chỉ đạo việc bán bảo hiểm cho tàu cá của ngư dân Bình Định.

UBND tỉnh Bình Định cũng đồng thời yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Bình Định có văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại trên địa bàn cho vay theo NĐ 67, chủ trì, phối hợp với chính quyền các địa phương thu hồi vốn vay của các chủ tàu; có văn bản chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các chủ tàu, phân loại nợ theo thẩm quyền, tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân có tàu cá vỏ thép đóng theo NĐ 67 bị hư hỏng phải nằm bờ sửa chữa giảm bớt khó khăn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 11465/VPCP-KTTH ngày 27/10/2017 của Văn phòng Chính phủ.

Hướng dẫn các ngân hàng thương mại tính toán, cơ cấu lại các khoản nợ trong thời gian tàu nằm bờ sửa chữa theo quy định; yêu cầu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Tài làm việc trực tiếp với 3 chủ tàu cá vỏ thép hậu cần để xem xét, xử lý, không để tình trạng tàu cứ nằm bờ như hiện nay.

Theo ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đối với trường hợp chủ tàu hoạt động có hiệu quả, nhưng chây ỳ không trả nợ và lãi vay ngân hàng thì các ngân hàng có thể khởi kiện ra tòa án để được giải quyết theo pháp luật.

“Chúng tôi đã chỉ đạo cho Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các địa phương đánh giá toàn diện hiệu quả thực hiện NĐ 67 trong thời gian vừa qua, để UBND tỉnh báo cáo Bộ NN-PTNT.

Chỉ đạo cho chính quyền các địa phương ven biển tuyên truyền cho ngư dân nhận thức rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với tàu cá đóng mới theo NĐ 67. Hướng dẫn các chủ tàu nếu chuyển đổi nghề khai thác thì phải nghiên cứu, tìm hiểu để xây dựng lại phương án SXKD phù hợp.

Đặc biệt, đối với một số tàu cá đóng mới theo NĐ 67 bị chìm bất thường trong thời gian vừa qua, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan vào cuộc điều tra làm rõ”, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.