| Hotline: 0983.970.780

Rắn hổ mang dễ nuôi, tiêu thụ tốt

Thứ Sáu 18/12/2020 , 08:10 (GMT+7)

Phong trào nuôi động vật hoang dã ngày càng có xu hướng tăng, góp phần làm phong phú thêm vật nuôi, nhất là những loài vật nuôi ngoài tự nhiên.

Bằng sự gan dạ và cần cù chịu khó, cách nay 5 năm, anh Phan Thanh Bình, 35 tuổi, quê ở xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã “thuần phục” được rắn hổ mang, một loài động vật hoang dã mà ai nghe nói cũng phải rùng mình sợ hãi.

Anh Phan Thanh Bình kéo con rắn hổ mang từ trong hộc ra ngoài. Ảnh: Thành Hiệp.

Anh Phan Thanh Bình kéo con rắn hổ mang từ trong hộc ra ngoài. Ảnh: Thành Hiệp.

Anh Bình chia sẻ: Anh đã từng nuôi trăn, nuôi ba ba nhưng hiệu quả không cao. Với bản tính năng động và tìm tòi cái mới, một lần đi tham quan phát hiện có mô hình nuôi rắn hổ làm anh say mê và thích thú. Kể từ lúc ấy, anh về cải tạo lại chuồng trăn, gia cố thêm hàng rào lưới sắt để mua rắn giống về nuôi. Khởi đầu anh thả nuôi 70 con giống, mỗi con nặng 200 gr, giá 100.000đ/con. Vì chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc, chuồng trại không đạt chuẩn, môi trường không phù hợp nên sau một năm rắn hao hụt phân nửa.

Không nản chí, anh cố tìm tòi học hỏi từ những người nuôi trước và theo dõi thông tin trên mạng Internet. Sau đó bắt đầu xây dựng chuồng trại đúng quy cách, phân ra thành nhiều ô. Mỗi ô rộng 4 m2, nhốt khoảng 100 con. Chuồng che kín, không cần để bóng đèn mà chỉ cần cho thêm đất để tạo môi trường thiên nhiên hoang dã.

Anh Phan Thanh Bình thao tác nhẹ nhàng với con rắn hung dữ. Ảnh: Thành Hiệp.

Anh Phan Thanh Bình thao tác nhẹ nhàng với con rắn hung dữ. Ảnh: Thành Hiệp.

Hiện chuồng trại anh chia ra làm nhiều khu nhằm thuận tiện cho việc chăm sóc: Khu nuôi dưỡng rắn giống; khu rắn thương phẩm; khu rắn bố mẹ (chia thành những hộc nhỏ, đủ cho con cái và con đực ẩn trú). Rắn sau khi phối giống, 30 – 40 ngày sau sẽ đẻ, mỗi con đẻ từ 20 – 30 trứng, ấp nở trên 90%.

Tính đến nay, trại rắn của anh đã tăng lên 2.000 con bố mẹ, vài ngàn rắn thương phẩm. Riêng năm 2020 anh đã xuất bán gần 20.000 con rắn giống. Trừ hết các chi phí về điện, nước, thức ăn và công lao động, mỗi năm anh còn lời trên 1,5 tỷ đồng.

Anh cho biết, rắn giống 2 tháng tuổi có thể xuất chuồng bán cho khách hàng trong và ngoài tỉnh với giá từ 120.000 – 150.000đ/con. Rắn thương phẩm nuôi từ 1 – 1,5 năm đạt trọng lượng 2 – 3 kg/con, bán cho nhà hàng, quán ăn đặc sản với giá từ 650.000 – 700.000đ/kg. Bình quân mỗi con lời 1 triệu đồng.

Cũng theo anh Bình, nuôi rắn hổ mang công chăm sóc nhẹ nhàng, vật nuôi rất ít khi bệnh tật. Quy trình nuôi cũng không phức tạp, chỉ cần cho ăn 5 ngày một lần, thức ăn chỉ cần bổ sung thêm men tiêu hóa cho rắn khỏe mạnh và mau lớn. Thức ăn của rắn con là ếch nhái bằm nhuyễn. Rắn lớn cho ăn gà, vịt, cá, thịt. Rắn ít dịch bệnh.

Rắn hổ mang 3 tháng tuổi. Ảnh: Thành Hiệp.

Rắn hổ mang 3 tháng tuổi. Ảnh: Thành Hiệp.

Trại rắn của anh Phan Thanh Bình là một mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cũng là địa chỉ tham quan trải nghiệm của nhiều nông dân và du khách trong và ngoài tỉnh.  Hiện anh đang mở rộng chuồng trại, tăng đàn, tư vấn kỹ thuật cho người chăn nuôi, sẵn sàng cho mượn con giống không lấy lời, cung cấp thức ăn và thu mua rắn, giúp cho nhiều người an tâm sản xuất.

Hướng tới, địa phương sẽ nghiên cứu nhân rộng mô hình này nhằm tạo ra công ăn việc làm ổn định cho những người thiếu đất canh tác. Tuy nhiên, đây là vật nuôi vô cùng nguy hiểm, người nuôi cần phải am tường kỹ thuật, nắm vững quy trình chăm sóc. Ông Minh Quân, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mỹ Tú đã thông tin: Bà con khi nuôi rắn hổ mang cần phải đăng ký với Chi cục Kiểm lâm để đảm bảo hợp pháp. 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất