| Hotline: 0983.970.780

Rắn hổ mây miền Tây, chỉ nghe đã hãi...

Thứ Hai 18/02/2008 , 12:37 (GMT+7)

Ở miền Tây, dưới sông cá hô là cá vua thì trên rừng núi, rắn hổ mây thuộc loại rắn chúa. Loài rắn khổng lồ mỗi lần đi là ào ào như giông bão làm dân lành dựng tóc gáy...

Những chuyện kinh hoàng về rắn hổ

ảnh minh hoạRắn hổ mây làm cho người ta kinh sợ và kinh ngạc bởi nó to lớn cả vài trăm ký ký nhưng khi đi chúng dựng mình dậy cao lêu nghêu như cây tre và cứ thế đứng trên cái chót đuôi lướt ào ào tới!

Rừng U Minh (Cà Mau, Kiên Giang), Phú Quốc, Bảy Núi (An Giang) vẫn còn vô vàn huyền thoại về hổ mây với bao bí ẩn hư thực. Nào là chúng máu lạnh nhưng mê ăn sáp đèn lắm, ban đêm ai cầm đèn sáp đi soi nhái ếch rắn đi lằng nhằng bám theo gót ăn sáp rớt mà người cầm đèn vẫn không hay.

Nào là những nơi cây cối ngã rạp như có trận bão đi qua thì đích thị có cuộc thư hùng giữa hổ và rắn hổ mây. Hay như chuyện hổ mây lớn xác vậy nhưng gặp heo rừng thì chúng nằm ngay đơ cho heo rừng tới ăn.

Rắn hổ mây là “sát thủ” tôm cá, mỗi khi phát hiện ao vũng nào đầy cá, chúng quấn đầu và đuôi vào hai thân cây dùng thân mình như cái gàu tát sạch nước bắt cá ăn. Các lão cố cựu còn kể rằng rắn hổ mây rất chung tình, hạ sát được một con thì coi chừng con còn lại. Nằm trong nhà mà nghe cây cối rung như có bão.

Rắn hổ mây cắn nọc độc không thua gì rắn hổ, còn hang ổ rắn hổ mây lúc nào cũng... thối hoắc, riêng mật của nó cũng đồn thổi có thể trị được bệnh mắt bị kéo mây. Người ta cũng kể rằng rắn hổ mây uống nước kinh hoàng lắm. Khi uống nước chúng chúi mình xuống, người ta rình sơ hở cầm gậy quất mạnh vào cổ, bị gẫy cổ chúng mới chịu chết.

Những câu chuyện đại loại như rắn hổ mây nằm thù lù nên người ta tưởng là khúc cây ngồi phệt lên, bất thần bị hất bay xuống đất và khúc cây dài ngoằng chạy cái rột mất mới biết ngồi lên rắn hổ mây.

Núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang)- ngọn núi cao nhất miền Tây là nơi từng có rắn hổ mây trú thân vẫn lưu truyền bao kỳ bí. Người ta kể rằng ngay suối Thanh Long có một cái hang rất to và đó là nơi ẩn náu của đôi rắn hổ mây đen.

Hai năm trước một phụ nữ phương xa lên núi hành hương tới hang rắn nhưng không biết nên ngồi xuống rửa mặt, bất thình lình một cái đầu rắn đen thui bự bằng ghế súp từ dưới suối lừng lên đớp người phụ nữ lôi xuống hang. Những người chứng kiến kinh hồn nát vía bủn rủn tay chân...hồi lâu mới ù té chạy được.

Một câu chuyện khác cũng huyền bí như tại sườn núi hoang vu trên Núi Cấm xuất hiện một đạo sĩ tên Nguyễn Văn Do ( có tài liệu ghi là cháu của Thủ Khoa Huân) ngày ngồi thiền trên các vồ đá đêm đêm luyện võ dưới bóng trăng. Ông Do vun trồng một vườn ngãi quý hiếm cứu người, để đề phòng kẻ xấu trộm thuốc làm chuyện tà mị ông thuần phục một đôi mãng xà canh giữ. Đôi mãng xà tinh khôn đó chính là rắn hổ mây chỉ bò quanh quẩn vườn thuốc, không ít người tới đây trộm thuốc chỉ còn lại bộ xương!

Thực hư hổ mây khổng lồ!

một trong số con rắn khổng lồ được tìm thấy trên thế giới

Nếu tra đại tự điển Việt Nam do Nguyễn Như Ý chủ biên thì không thấy đề cập rắn hổ mây! Nhà văn Nam bộ Sơn Nam trong các chuyện đường rừng miền Tây cũng kể về rắn hổ mây. Chúng là loài rắn thường hay rắn quý? Và tại sao chúng được gọi là rắn hổ mây, phải chăng do đứng lên cao ngất cả chục thước nên người ta mới gọi là hổ mây? Như vậy rắn hổ mây khổng lồ có thật hay chỉ có trong truyện kể đường rừng được phóng đại như chuyện tiếu lâm Bác Ba Phi?

Nghe chúng tôi hồ nghi chuyện này ông Sáu Mẫn- tức Đinh Văn Mẫn cán bộ về hưu ở thị trấn Dương Đông, Phú Quốc (Kiên Giang) mặt quạu lại, trách lớp trẻ bây giờ hờ hững với rừng rú bạt ngàn thời xưa. Ông thuật lại chuyện lúc xưa minh chứng một thời Phú Quốc từng là nơi trú thân của rắn hổ mây khổng lồ.

Lúc đó địch quân đi càn tới Vũng Bầu và có cuộc đọ súng dữ dội, ban đầu tưởng địch đụng quân du kích nhưng khi lặng tiếng súng ông Mẫn cùng người dân mới tới coi thì thấy xác hổ mây tơi tả như tương tàu dài trên 30m. Thì ra bị giặc càn quét và bất ngờ bị hổ mây tấn công, quá hoảng sợ trước con rắn cao to như cây dừa nên bọn giặc nổ súng xối xả rồi ba chân bốn cẳng  tìm đường rút.

Ông Trần Văn Nhâm, giáo viên ở xã Tân Thạnh, An Minh (Kiên Giang) lấy danh dự một nhà giáo về hưu nói rằng rắn hổ mây khổng lồ không phải là chuyện hoang tưởng. 30 năm trước khi còn là thanh niên, ông đang nằm ngủ mơ màng thì đột ngột thấy cái nhà mình cứ lắc lư, còn chó chui tọt vào gậm giường run lẩy bẩy. Tới khi định hồn nhìn kỹ cái đống thù lù vàng lợt to nằm cuộn tròn to như bánh xe hơi trên nóc nhà ông mới lắp bắp tri hô.

Hàng xóm nghe động bu tới xem và ai nấy tái mét trước con hổ mây quá to. Sợ rắn dữ ăn thịt nên cả trăm người trong xóm lấy can đảm đem chĩa ba có ngạnh ra đâm rắn. Xác rắn nặng 120 kg nằm chật cả sân nhà, cả xóm xẻ thịt chia nhau ăn ngót tháng mới hết.

Nghe hỏi chuyện rắn hổ mây núi Cấm ăn thịt người, ông Nguyễn Văn Y, cư ngụ lâu đời trên núi Cấm quở trách đó là chuyện xằng bậy. Ở Núi Cấm có hai loài rắn mây là hổ mây đen và hổ mây khoanh vàng nhưng chưa ai nghe chuyện hổ mây trên núi ăn thịt người.

ảnh minh hoạÔng Y đã hai lần đối mặt rắn hổ mây đen và vì tự vệ nên đánh chết chúng. Mấy tay thợ săn thì quả quyết rằng rắn hổ mây vẫn còn trên Phú Quốc và ẩn thân trên Hòn Chảo, nơi còn nhiều thú dữ được kiểm lâm bảo vệ gắt gao. Họ cũng nói rằng bây giờ chỉ thấy hổ mây nhỏ còn loại trên trăm ký hầu như không thấy. Mới đây nhất là rắn hổ mây nặng 10kg mò xuống Suối Tranh uống nước và đụng độ với bầy chó Phú Quốc 7 con. Cuộc chiến chó rắn xảy ra khiến rắn hổ mây phơi xác nhưng 2 con chó tinh khôn đã bị rắn cắn chết. Xác rắn hổ mây được một người dân địa phương mua về ngâm rượu thuốc.

Cách đây không lâu nghe đồn rắn hổ mây khổng lồ xuất hiện ở U Minh Hạ, cánh nhà báo cùng tốp kiểm lâm đã rình săn ảnh rắn. Dùng đủ thứ mồi nhử nhưng hổ mây vẫn biệt tăm. Lại thêm chuyện một anh kiểm lâm đang tìm rắn hổ mây để ấp cho nở nuôi như rắn thường nhưng tới nay vẫn chưa trạm có kết quả. Nghe tới đây lại tiếc cho loài rắn với bao kỳ bí núi rừng nhưng chẳng được các nhà điện ảnh quan tâm. Trong khi đó Holywood và Trung Quốc thi nhau dựng phim chuyện rắn khổng lồ theo lối hoang tưởng. Trong khi đó rắn hổ mây bản thân nó đã khổng lồ, đã kỳ bí, rắn trong phim giả tưởng chỉ bò như rắn thường chứ đâu có tài ba như rắn hổ mây đi bằng cái chót đuôi.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm