| Hotline: 0983.970.780

Rét buốt kéo dài, một số trâu bò bị chết

Thứ Hai 14/02/2022 , 17:26 (GMT+7)

Dù đã rất chủ động triển khai phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi, tuy nhiên, mưa kèm rét buốt kéo dài đã khiến rải rác một số gia súc bị chết rét.

Chị Nguyễn Thị Tiên, xóm Hoàng Lạc, xã Đức Long, huyện Hòa An (Cao Bằng) nuôi nhốt trâu, bò nên đảm bảo sức khỏe đàn gia súc trong mùa rét. Ảnh: Công Hải.

Chị Nguyễn Thị Tiên, xóm Hoàng Lạc, xã Đức Long, huyện Hòa An (Cao Bằng) nuôi nhốt trâu, bò nên đảm bảo sức khỏe đàn gia súc trong mùa rét. Ảnh: Công Hải.

Là tỉnh có nhiều địa bàn biên giới, vùng núi cao, việc chăn nuôi trâu, bò là hướng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn. Mùa đông năm nay, rét đậm, rét hại đã liên tục xẩy ra từ đầu tháng 1 đến nay, nhiều địa phương nhiệt độ có thời điểm xuống đến 5 độ C.

Trước tình hình đó, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn đã ban hành các văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Ông Đỗ Xuân Việt, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Kạn cho biết: Tính từ đầu vụ rét đến nay, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có 11 con trâu, bò (chủ yếu là bê, nghé) bị chết rét tại huyện Na Rì. Do đặc trưng ở huyện Na Rì có khí hậu rất lạnh, nền nhiệt độ thấp so với toàn tỉnh. Các địa phương khác chưa ghi nhận trường hợp gia súc bị chết rét.

Năm nay, xã Đàm Tủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) đã xây dựng chuồng gia súc tập trung để phòng chống đói rét cho trâu, bò. Ảnh: Công Hải.

Năm nay, xã Đàm Tủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) đã xây dựng chuồng gia súc tập trung để phòng chống đói rét cho trâu, bò. Ảnh: Công Hải.

Cùng với  tỉnh Bắc Kạn, tỉnh biên giới Cao Bằng thời gian qua cũng tích cực triển khai nhiều giải pháp quyết liệt trong phóng, chống đói rét cho đàn gia súc, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.

Hơn 10 năm qua, chăn nuôi bò là nguồn thu nhập chính của gia đình chị Nguyễn Thị Tiên, xóm Hoàng Lạc, xã Đức Long, huyện Hòa An (Cao Bằng). Mỗi khi mùa đông đến, chị Tiên tu sửa lại chuồng trại, trồng thêm cỏ voi, chuẩn bị rơm rạ làm thức ăn dự trữ cho bò, đồng thời tiêm vacxin phòng bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Trong nhiều năm qua, vào mùa mưa rét đàn bò của gia đình luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. 

Chị Tiên chia sẻ: Tôi thường xuyên quét dọn, vệ sinh giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo, quây bạt chống gió lùa khi nhiệt độ xuống thấp. Tôi chỉ nuôi nhốt vỗ béo nên dù nhiệt độ xuống thấp cũng không quá lo lắng. Để đàn bò có sức đề kháng, ít ốm đau, tôi tiêm phòng định kỳ cho đàn bò theo hướng dẫn của cán bộ thú y xã.

Người dân vùng cao huyện Hòa An (Cao Bằng) bổ sung thêm nhiều thức ăn tinh, thô cho đàn gia súc khi thời tiết giá rét kéo dài. Ảnh: Công Hải.

Người dân vùng cao huyện Hòa An (Cao Bằng) bổ sung thêm nhiều thức ăn tinh, thô cho đàn gia súc khi thời tiết giá rét kéo dài. Ảnh: Công Hải.

Ông Nguyễn Thái Hà, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng cho biết: Cao Bằng hiện có tổng đàn trâu, bò trên 211.000 con. Để hạn chế thiệt hại lớn như mùa đông năm 2017 - 2018 làm hơn 3.000 con gia súc bị chết rét, Sở đã chỉ đạo hệ thống thú y, khuyến nông phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.

Các địa phương chủ động việc quyết định sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cho những hộ nghèo, gia đình neo đơn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn không có điều kiện mua bạt, vật liệu che chắn chuồng trại và thức ăn tinh cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại kéo dài.

Bên cạnh đó, tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn xây dựng chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ, kiên cố, kín gió, đủ ấm cho đàn gia súc trong mùa đông; tích cực trồng cỏ, dự trữ rơm rạ, thức ăn tinh cho vật nuôi. Không thả rông gia súc khi nhiệt độ dưới 12 độ C để đảm bảo sức khỏe cho đàn trâu, bò.

Người dân Cao Bằng đã bỏ thói quen chăn thả rông gia súc vào mùa đông. Ảnh: Công Hải.

Người dân Cao Bằng đã bỏ thói quen chăn thả rông gia súc vào mùa đông. Ảnh: Công Hải.

Ngành nông nghiệp Cao Bằng cũng tăng cường giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện bệnh sớm, nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh tại địa bàn, có phương pháp điều trị, khoanh vùng kịp thời, không để dịch bệnh lan rộng. Với sự chủ động, tích cực của tỉnh Cao Bằng và các địa phương, mùa đông năm nay, toàn tỉnh không có thiệt hại về gia súc, tránh được thiệt hại cho bà con các dân tộc thiểu số.

Với sự vào cuộc tích cực của ngành nông nghiệp cùng các địa phương, tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn đã bảo vệ tốt đàn gia súc trong mùa đông năm 2021 - 2022.

Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Lào Cai cấp 11.000 cây giống giúp người dân Bảo Yên tạo sinh kế

11.000 cây chuối tiêu hồng đã được trao cho nông dân 2 xã Yên Sơn và xã Điện Quan của huyện Bảo Yên, Lào Cai giúp người dân tạo sinh kế.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất