| Hotline: 0983.970.780

Rộ nạn phá rừng phòng hộ

Thứ Hai 21/10/2013 , 08:56 (GMT+7)

Trong thời gian gần đây, những cánh rừng phòng hộ được ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) liên tục bị phá hoại do nạn chặt trộm.

Trong thời gian gần đây, những cánh rừng phòng hộ được trồng theo Chương trình 5 triệu ha rừng ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) liên tục bị phá hoại do nạn chặt trộm.

Ban đầu, những đối tượng chặt trộm chỉ lén lút chọn những cây to chặt lấy gỗ, sau thấy dễ dàng, chúng tổ chức chặt trụi diện tích lớn.

Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Hoài Nhơn được giao quản lý hơn 7.800 ha rừng phòng hộ nằm trên địa bàn 15 xã, thị trấn. Chiếm phần lớn trong đó là những diện tích rừng keo được trồng từ những năm 1994 - 1995, theo Chương trình 5 triệu ha rừng.

Sau gần 20 năm được bảo vệ, chăm sóc, hiện cây rừng đã lớn, hầu hết cây có đường kính 30 - 40 cm. Cây keo có đường kính cỡ này hiện đang là “món ngon” của của các cơ sở chế lâm sản, bởi đã có thể xẻ thành gỗ. Do đó, chúng bị lọt vào tầm ngắm của bọn trộm.


Giám đốc BQLRPH huyện Hoài Nhơn bên những khúc gỗ bị cưa trộm từ rừng phòng hộ

Ông Trần Ngọc Anh, Giám đốc BQLRPH Hoài Nhơn, cho biết: “Ban đầu, chúng lén lút lợi dụng đêm tối vác cưa lốc vào những cánh rừng, chọn những cây có đường kính to đốn hạ rồi mang về bán cho các cơ sở chế biến đồ mộc.

Với hoạt động chặt trộm rừng theo kiểu tỉa chọn này rất khó phát hiện, vì chúng thường chọn những cánh rừng lớn và vào tận sâu bên trong rừng để trộm. Mới đây, vào giữa tháng 9, một đối tượng đã táo tợn tổ chức chặt trộm rừng với diện tích lớn, nhờ chủ rừng và người dân địa phương phát hiện, báo cáo nên vụ việc được ngăn chặn kịp thời”.

Cũng theo ông Trần Ngọc Anh, diện tích rừng phòng hộ bị trộm phá trụi nói trên được trồng vào năm 2001 (thuộc Chương trình 5 triệu ha rừng) nằm trên 3 đám liền kề thuộc địa bàn xã Hoài Đức với diện tích gần 1 ha. Đối tượng trộm rừng là Nguyễn Xuân Anh ở thôn Lại Đức (xã Hoài Đức). Sau khi nhận được tin báo, BQLRPH Hoài Nhơn đã phối hợp với các ngành kiểm lâm và công an tổ chức tiếp cận hiện trường, bắt quả tang đối tượng đang dùng cưa lốc cưa trụi từng gốc cây. Mỗi cây được dứt làm 2 khúc, mỗi khúc dài 2m.

Cứ 10 hoặc 15 khúc như vậy là được 1 khối gỗ tròn. Một khối gỗ rừng trồng cây có đường kính từ 30 - 40 cm hiện đang được các cơ sở chế biến lâm sản thu mua với giá khoảng 3 triệu đồng. Do có thu nhập cao nên nạn trộm rừng ngày càng rộ, những cánh rừng phòng hộ ở Hoài Nhơn thường xuyên bị đe dọa.

Toàn bộ diện tích rừng phòng hộ ở Hoài Nhơn đã được giao khoán cho 1.200 hộ dân. Với với những diện tích rừng bảo vệ khoanh nuôi (rừng tự nhiên), hộ nhận khoán được hưởng hỗ trợ 200.000 đ/ha/năm; còn với rừng trồng, sau khi khai thác, hộ nhận khoán được hưởng lợi 85%. Với mức hưởng lợi cao là vậy, hộ nhận khoán đều ra sức bảo vệ nhưng ngặt nỗi kiểm tra không xuể, vì hành vi trộm rừng thường được các đối tượng thực hiện vào ban đêm.

Lâm tặc thì hoành hành nhưng lực lượng của BQLRPH Hoài Nhơn thì quá mỏng. “Ban quản lý có cử cán bộ phụ trách địa bàn, nhưng vì do lực lượng quá mỏng, mỗi cán bộ phải phụ trách địa bàn 2 xã nên quản không hết. Vả lại, đi kiểm tra rừng phải đi ít nhất 2 người chứ đi 1 người đơn độc lắm, nếu có gặp đối tượng vi phạm thì cũng “bó tay”. Do đó, để ngăn chặn nạn trộm rừng phải dựa vào lực lượng quần chúng và hộ nhận khoán. Sau khi vụ việc xảy ra, chúng tôi đã tổ chức họp các hộ nhận khoán, phân định trách nhiệm rõ ràng để những cánh rừng được bảo vệ tốt hơn”, ông Anh nói.

Ông Trần Trung Miên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn, cho biết: “Vụ vi phạm phá rừng phòng hộ của đối tượng Nguyễn Xuân Anh đang được ngành kiểm lâm và công an huyện Hoài Nhơn thụ lý. Các ngành chức năng của huyện đang tiếp tục theo dõi, nhận diện những đối tượng chuyên trộm rừng trên từng địa bàn để có biện pháp ngăn chặn. Trước mắt, chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức họp dân để vận động đẩy mạnh phong trào tố giác tội phạm để bảo vệ những cánh rừng phòng hộ đang bị đe dọa”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm