| Hotline: 0983.970.780

Rộ thông tin hành tây, khoai tây TQ chứa chất ướp xác?

Thứ Ba 15/05/2012 , 14:44 (GMT+7)

Các loại nông sản được nhập từ Trung Quốc như táo, lê, cam… lượng tiêu thụ giảm tới 50% so với thời điểm cách đây vài tuần.

Ngày 14/5, ông Nguyễn Đức Cứ - Phó trưởng phòng Kinh tế TP Đà Lạt, cho biết, sẽ đề nghị Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng lấy mẫu các loại nông sản này để kiểm tra, phân tích cụ thể nhằm có câu trả lời thỏa đáng trước những nghi vấn trên.

Sợ nông sản Trung Quốc

Sau sự việc nhà chức trách Trung Quốc phát hiện người dân phun chất ướp xác vào rau cải thảo để bảo quản trong một thời gian dài mà không có dấu hiệu hư hỏng, người tiêu dùng Việt Nam đã nghi ngờ trong khoai tây, hành tây trên thị trường có xuất xứ từ Trung Quốc cũng đang sử dụng chất này.

Thương lái Trịnh Văn Huỳnh (người chuyên thu mua rau Đà Lạt vận chuyển đi TPHCM và các tỉnh miền Trung) so sánh: “Trung bình khoai tây, hành tây Đà Lạt sau khi thu hoạch cho vào kho bảo quản trong những điều kiện tốt nhất cũng chỉ được hơn 3 tháng là nảy mầm hoặc thối rữa, trong khi đó những nông sản cùng loại được nhập từ Trung Quốc có thể để cả năm trong kho mà không bị hư hỏng”. 


"Công nghệ" biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt tại chợ nông sản Đà Lạt.
 Ảnh: Khắc Lịch

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Cứ - Phó trưởng phòng Kinh tế TP Đà Lạt, cho biết, sẽ đề nghị Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng lấy mẫu các loại nông sản này để kiểm tra, phân tích cụ thể nhằm có câu trả lời thỏa đáng trước những nghi vấn có cơ sở trên.

Trong khi đó, tiểu thương Nguyễn Thị Thúy (người chuyên kinh doanh nông sản tại chợ Đà Lạt) cho biết, hiện nay hầu hết những người đi chợ đều lựa chọn và hỏi rất kỹ về nguồn gốc xuất xứ các loại rau, củ, quả chị đang bán. Các loại nông sản được nhập từ Trung Quốc như táo, lê, cam… lượng tiêu thụ giảm tới 50% so với thời điểm cách đây vài tuần.

Rau Đà Lạt tăng giá mạnh

Thông tin phát hiện chất ướp xác trong rau cải thảo đã khiến người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn rất kỹ nguồn gốc các loại rau. Đây là cơ hội lớn cho nông sản trong nước “lên ngôi”.

Cùng với thời tiết không thuận lợi làm năng suất giảm là việc người tiêu dùng đã tìm mọi cách lựa chọn rau Đà Lạt để sử dụng khiến các loại rau bản địa tại Đà Lạt đều tăng giá mạnh. 


Thu hoạch rau pó xôi tại Đà Lạt. Ảnh: Khắc Lịch

Ngày 14/5, rau bắp sú (bắp cải) được thương lái thu mua tại vườn với giá 6.000 đồng/gốc gần 3kg, pó xôi 12.000 đồng/kg, cải thảo 4.000 đồng/kg, cải cúc (tần ô) 5.000 đồng/kg, tăng từ 3 - 6 lần so với thời điểm cách đây hơn 1 tháng. Trong khi đó giá hành tây cũng tăng mạnh lên 6.000 đồng/kg (sau tết Nguyên đán, chỉ hành tây có 1.500 đồng/kg khiến nhiều gia đình phải phá bỏ vì thu không đủ chi).

Theo dự báo của một số thương lái, nếu diễn biến tiêu thụ nông sản Đà Lạt của thị trường trong nước vẫn khả quan như hiện nay thì giá nhiều loại rau tại Đà Lạt sẽ tiếp tục nhích lên hoặc ít nhất là được giữ vững như hiện nay trong một thời gian dài.

Theo Kiến thức

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.