| Hotline: 0983.970.780

Rủng rỉnh tiền từ nghề cào ốc gạo

Thứ Bảy 22/02/2020 , 12:58 (GMT+7)

Với giá bán khoảng từ 8.000-10.000 đồng/kg, mỗi ngày một người dân có thể kiếm được từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng từ công việc cào ốc gạo.

Dụng cụ cào ốc gạo chỉ là một cây sào bằng tre hoặc gỗ, phía dưới có gắn lưỡi cào và một tấm lưới nhỏ. Ảnh: Lê Khánh.

Dụng cụ cào ốc gạo chỉ là một cây sào bằng tre hoặc gỗ, phía dưới có gắn lưỡi cào và một tấm lưới nhỏ. Ảnh: Lê Khánh.

Đang là thời điểm mùa ốc gạo nên những ngày này, người dân các xã biển ở huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) lại tấp nập ra biển cào ốc để kiếm thêm thu nhập.

Khoảng từ 5h sáng, lúc thủy triều bắt đầu xuống là người dân ở xã Tam Tiến lại chuẩn bị dụng cụ gồm 1 cây cào bằng tre hoặc gỗ, phía dưới có gắn lưỡi cào bằng sắt và một tấm lưới nhỏ cùng một chiếc thùng nhựa để ra biển bắt đầu công việc.

Mỗi mẻ cào thì có thể thu được vài kg ốc gạo. Ảnh: Lê Khánh.

Mỗi mẻ cào thì có thể thu được vài kg ốc gạo. Ảnh: Lê Khánh.

Theo người dân địa phương thì loại ốc này chỉ có theo mùa, thường thì bắt đầu từ tháng 12 âm lịch đến tháng 3 năm sau. Đây là loại ốc có kích thước nhỏ chỉ bằng đầu đũa, vỏ bên ngoài láng bóng và nhiều màu sắc bắt mắt. Ruột ốc chỉ lớn hơn cây tăm một chút nhưng thịt rất thơm ngon nên rất được nhiều người ưa chuộng.

Ốc cào lên được bỏ vào thùng nhựa để bán cho thương lái. Ảnh: Lê Khánh.

Ốc cào lên được bỏ vào thùng nhựa để bán cho thương lái. Ảnh: Lê Khánh.

Bà Nguyễn Thị Thu (trú xã Tam Tiến) cho biết, loài ốc này thường tập trung nhiều ở vùng biển cách bờ khoảng 50 – 100m, nơi nước biển ngập ngang lưng người. Việc khai thác cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng cây cào kéo rà sát đáy để cho ốc vướng vào lưới và cát lọt ra ngoài là được. Cứ liên tục như thế, mỗi lần kéo có thể thu được vài kg ốc.

Mỗi ngày, một người dân có thể thu được vài chục kg ốc gạo. Ảnh: Lê Khánh.

Mỗi ngày, một người dân có thể thu được vài chục kg ốc gạo. Ảnh: Lê Khánh.

“Nếu ốc nhiều thì chỉ trong khoảng 2 tiếng là một người có thể bắt được vài chục kg. Phụ nữ chúng tôi làm một buổi cũng được tầm khoảng 20 – 30kg, với giá bán từ 8.000-9.000 đồng/kg thì mỗi ngày như thế cũng kiếm được từ 200.000 – 300.000 đồng. Còn đàn ông thì họ khỏe nên làm được nhiều hơn, có người mỗi ngày cũng thu được cả triệu”, bà Thu chia sẻ.

Ốc gạo người dân khai thác được bao nhiêu đều được thương lái thu mua hết. Ảnh: Lê Khánh.

Ốc gạo người dân khai thác được bao nhiêu đều được thương lái thu mua hết. Ảnh: Lê Khánh.

Vì là lại hải sản chỉ có theo mùa nên hầu như người dân khai thác được bao nhiêu thương lái cũng mua hết. Đến khoảng 7h sáng thì các thương lái lại bắt đầu tập trung về bờ biển để chờ người dân khai thác lên và tiến hành thu mua cho đến trưa.

Ốc gạo là loại ốc có kích thước nhỏ chỉ bằng đầu đũa, vỏ bên ngoài láng bóng và nhiều màu sắc bắt mắt. Ruột ốc chỉ lớn hơn cây tăm một chút nhưng thịt rất thơm ngon nên rất được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Lê Khánh.

Ốc gạo là loại ốc có kích thước nhỏ chỉ bằng đầu đũa, vỏ bên ngoài láng bóng và nhiều màu sắc bắt mắt. Ruột ốc chỉ lớn hơn cây tăm một chút nhưng thịt rất thơm ngon nên rất được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Lê Khánh.

Ông Trần Văn Thường, một thương lái thu mua loại ốc này cho biết, trung bình mỗi ngày ông thu mua được khoảng 20 thùng ốc gạo (mỗi thùng nặng từ 20 – 25kg) sau đó đưa về nhập lại cho các hàng quán hoặc bán lẻ ở các chợ, và các tỉnh lân cận.

“Ốc gạo khi mua về cho vào rỗ và sàng lọc qua nước nhiều lần để tách cát. Sau đó, ngâm ốc trong nước mặn khoảng 5 giờ. Cách làm này chúng sẽ nhả cát ở trong ruột ra ngoài. Ốc rửa sạch và luộc chín, sau đó cho gia vị gồm ớt bột, gừng, sản, mì chính… sẽ ăn rất ngon”, ông Thường nói.

Người dân thường tập trung thành từng nhóm để hỗ trợ nhau cào ốc. Ảnh: Lê Khánh.

Người dân thường tập trung thành từng nhóm để hỗ trợ nhau cào ốc. Ảnh: Lê Khánh.

Mặc dù nghề này cũng mang lại cho người dân một nguồn thu nhập tương đối nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Nếu không may gặp vùng nước xoáy, có thể bị cuốn ra xa.

“Vậy nên, bà con chúng tôi khi đi cào ốc thường rủ nhau hình thành từng nhóm hàng chục người để đoàn kết giúp đỡ tương trợ lẫn nhau. Khi gặp vùng có nhiều ốc thì gọi nha cũng đánh bắt, khi gặp hoạn nạn thì giúp đỡ nhau kịp thời”, bà Thu nói.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm