| Hotline: 0983.970.780

Rừng xanh đất mũi

Thứ Năm 05/12/2013 , 09:48 (GMT+7)

Trong năm 2012, Cà Mau đã phát triển thêm được hơn 728 ha rừng, đạt 104% chỉ tiêu; khoanh nuôi tái sinh 130 ha...

Ông Nguyễn Như Độ, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Cà Mau cho biết, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, ngành; sự nỗ lực của chủ rừng và người dân nhận khoán nên diện tích rừng trồng ngày càng tăng.

Cà Mau là tỉnh duy nhất có 3 mặt giáp biển, với chiều dài bờ biển 254 km. Theo tính toán của các chuyên gia, do tác động của biến đổi khí hậu nếu mực nước dâng cao thêm 1 m thì hơn 1/3 dân số và khoảng 16% diện tích đất sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Rừng Cà Mau có 2 hệ sinh thái là rừng ngập mặn và rừng nước lợ với tổng diện tích ổn định khoảng 105.000 ha, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng SX.

Nhằm thích ứng tình trạng nước biển dâng và sự xâm lấn của nước mặn, cải tạo đất để SX thì nhất thiết phải dựa vào các hệ sinh thái ven biển. Trong đó, việc sử dụng chính những loài cây đủ sức chịu đựng, đủ sức chống chịu lại với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên là quan trọng nhất. Do đó việc khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển chính là giải pháp cụ thể và hữu hiệu.


Rừng ngập mặn Cà Mau

Theo ông Nguyễn Như Độ, trong năm 2012, Cà Mau đã phát triển thêm được hơn 728 ha rừng, đạt 104% chỉ tiêu; khoanh nuôi tái sinh 130 ha; trồng  90.000 cây phân tán gỗ lớn, 2,915 triệu cây phân tán gỗ nhỏ.

Bên cạnh việc trồng mới rừng, Cà Mau còn chú trọng công tác chăm sóc rừng trồng (trên dưới 5.138 ha); bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ 40.980 ha; trồng rừng sau khai thác đạt gần 3.450 ha, đạt 114,28% kế hoạch...

Thời gian tới ngành lâm nghiệp Cà Mau phấn đấu hoàn thành quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 đã được HĐND và UBND tỉnh phê duyệt. Tích cực tham gia dự án cải thiện chất lượng giống cây lâm nghiệp; dự án GIZ (dự án lồng ghép sự thích ứng với biến đổi khí hậu vào việc lập kế hoạch quản lý vùng ven biển); dự án REDD+ (tăng cường năng lực cho các bên có liên quan lâm nghiệp cấp cơ sở nhằm giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng)…

Thực hiện các đề tài nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn như trồng cây mắm chắn sóng hạn chế xói lở một số tuyến sông và kênh rạch; điều tra đánh giá các mô hình rừng tôm và đề xuất các biện pháp canh tác theo hướng bền vững trên khu vực ngập mặn...

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác trồng mới và bảo vệ rừng vẫn gặp một số khó khăn. Để trồng rừng đước cần vốn đầu tư lớn (hơn 10 triệu đồng/ha). Đối với cây tràm thì đầu ra bị thu hẹp, giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao. “Để có hiệu quả kinh doanh rừng cao hơn, đa số người dân muốn trồng cây khác ngoài tràm. Tuy nhiên việc này tốn kém rất nhiều do phải đào kinh, kê líp (khoảng 20 triệu đồng/ha).

Tỉnh Cà Mau đã quy hoạch phát triển 26.133 ha rừng phòng hộ ven biển, chiếm 24,2% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó cấp phòng hộ rất xung yếu là 10.475 ha, chiếm 40% diện tích rừng phòng hộ của tỉnh.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất