| Hotline: 0983.970.780

Rút kinh nghiệm vụ cháy Vườn quốc gia Tràm Chim

Thứ Hai 08/07/2024 , 11:31 (GMT+7)

Đồng Tháp Ban Quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim và UBND huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm vụ cháy rừng vào giữa tháng 6 tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

Ban Quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim và UBND huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm vụ cháy rừng vào giữa tháng 6 tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ban Quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim và UBND huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm vụ cháy rừng vào giữa tháng 6 tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo báo cáo, Vườn quốc gia Tràm Chim đã tiến hành đốt cỏ chủ động 2 đợt, đợt 1 là 36ha cỏ năng và lớp thực bì và đợt 2 trên 62 ha ở khu A5, nơi đây trước kia có nhiều năn kim, là thức ăn chính cho sếu đầu đỏ.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Vườn quốc gia Tràm Chim đã xảy ra 7 vụ cháy tại các phân khu A1, A2, A3, A5 gây thiệt hại trên 34ha. Trong đó, cháy dưới tán rừng tràm hơn 21ha, cháy đồng cỏ hơn 13ha. Nổi bật, vụ cháy dưới tán tràm và cháy đồng cỏ ngày 11/6/2024 làm thiệt hại trên 20ha. Nhiều đại biểu đã nêu bật những kinh nghiệm trong công tác chữa cháy rừng là việc cháy dưới tán tràm dẫn đến khó dập tắt hoàn toàn, do gốc tràm lớn điển hình có 2 vụ bị cháy ngún trở lại, đã được kiểm soát và chủ động dập tắt.

Sau đó, đơn vị cử người trực từ 1-2 ngày để đảm bảo an toàn. Việc quan tâm chỉ đạo thường xuyên đối với lực lượng bảo vệ rừng trong công tác tuần tra, bảo vệ, trực đài quan sát sẽ kịp thời phát hiện và dập tắt đám cháy, hạn chế thiệt hại do cháy rừng gây ra. Cộng với việc quan tâm chỉ đạo phối hợp của các ngành liên quan, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế thiếu sót của Vườn trong quá trình triển khai phương án phòng cháy chữa cháy rừng. 

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Vườn quốc gia Tràm Chim đã xảy ra 7 vụ cháy tại các phân khu A1, A2, A3, A5 gây thiệt hại trên 34ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Vườn quốc gia Tràm Chim đã xảy ra 7 vụ cháy tại các phân khu A1, A2, A3, A5 gây thiệt hại trên 34ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nổi bật là nhận định diễn biến đám cháy ban đầu là hết sức quan trọng, giúp cho việc huy động lực lượng được đảm bảo phù hợp, tránh lãng phí nguồn lực khi tham gia chữa cháy. Khi có cháy xảy ra, ưu tiên quan sát hướng gió, địa hình rừng tràm trong khu vực, cử trinh sát đi tiền trạm quanh đám cháy, kịp thời báo cáo Ban chỉ huy chữa cháy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ huy bố trí máy móc chữa cháy phù hợp tại hiện trường. 

Tuy quy mô diễn biến từng đám cháy là hoàn toàn khác nhau, vì vậy khi chỉ huy chữa cháy phải nắm chắt hiện trường, phán đón tình huống phát sinh... Từ đó, sẽ giúp công tác chỉ huy chữa cháy đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người tham gia chữa cháy...

Nhiều đại biểu cho rằng, khu vực cháy gần khu dân cư nên ít chim sinh sống. Vả lại, vùng này nước rút cạn từ những tháng trước nên các loài chim nước đã rời đi tìm các khu vực khác để săn mồi là các loại thủy sản, còn các loại chim rừng chuyên săn côn trùng cũng ít tới khu vực này, bởi ở đây là gò cao cộng với lớp thực bì dày nên đàn chim khó quan sát tìm kiếm con mồi.

Tràm là loại cây mọc nhanh ngay khi ở những nơi cây tràm bị cháy hoàn toàn, sau đó cây tràm đã tự tái sinh do phát tán hạt và có thể phục hồi nhanh chóng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tràm là loại cây mọc nhanh ngay khi ở những nơi cây tràm bị cháy hoàn toàn, sau đó cây tràm đã tự tái sinh do phát tán hạt và có thể phục hồi nhanh chóng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Hoài Bảo, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất ngập nước (Đại học KH Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM) cho biết: Những vụ cháy dưới tán rừng tràm, đồng cỏ khô, lớp thực bì ở Vườn quốc gia Tràm Chim đã được kiểm soát và dập tắt kịp thời nên giúp loại bỏ được thảm thực vật cũ, kích thích nảy mầm của nhiều loài cây. Từ đó góp phần phát triển hệ sinh thái, tái sinh hệ thực vật, cải thiện chất lượng đất, kiểm soát sâu bệnh, dịch hại, loại bỏ những tác nhân gây dễ cháy như cành cây chết khô, lá khô… giúp giảm nguy cơ cháy lớn.

Tràm là loại cây mọc nhanh ngay khi ở những nơi cây tràm bị cháy hoàn toàn, sau đó cây tràm đã tự tái sinh do phát tán hạt và có thể phục hồi nhanh chóng.

Lãnh đạo Vườn quốc gia Tràm Chim tăng cường công tác tự kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy rừng và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác của lực lượng bảo vệ rừng.Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lãnh đạo Vườn quốc gia Tràm Chim tăng cường công tác tự kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy rừng và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác của lực lượng bảo vệ rừng.Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết: Thời gian tới, Vườn quốc gia Tràm Chim sẽ tiếp tục phân công trực 24/24 tại Ban Chỉ huy, trạm, đài quan sát, lều trại, không được chủ quan để kịp thời phát hiện, tổ chức lực lượng chữa cháy kịp thời, không để cháy lan trên diện rộng. Triển khai kế hoạch liên tịch phối hợp trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giữa Vườn quốc gia Tràm Chim và các đơn vị có liên quan. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, tập trung vào các vùng trọng điểm nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng xâm nhập trái pháp luật vào rừng để bẫy bắt động vật, khai thác thủy sản, mật ong, chăn thả gia súc gây ra cháy. 

"Tăng cường công tác tự kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy rừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác của lực lượng bảo vệ rừng. Phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền, giáo dục người dân sống quanh Vườn, nâng cao ý thức trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng, chữa cháy khoa hoc và hợp lý", ông Nguyễn Văn Lâm nói.

Xem thêm
Phát hiện loài ong mới ở Vườn quốc gia Vũ Quang

Loài ong ký sinh này thuộc họ ong mật, được đặt tên theo nơi phát hiện ra chúng ở Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng

Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2%, tỉnh Gia Lai đang chủ trương trải 'thảm đỏ' đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.