| Hotline: 0983.970.780

Sai lầm khi tự ý mua thuốc kháng virus HIV điều trị Covid-19

Thứ Bảy 21/03/2020 , 07:01 (GMT+7)

Đó là khẳng định của TS.BS Lê Hùng Cường, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy) trước tình trạng nhiều người đổ xô đi tìm mua loại thuốc này để trữ trong nhà.

Tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tại Trung Quốc, khi dịch bệnh bùng phát và có nhiều ca tử vong thì người dân đã đổ xô tìm kiếm các loại thuốc để làm giả khả năng phát triển của loại virus SARS-CoV-2. Nhiều chuyên gia đã thử nghiệm một số loại thuốc như chloroquine chống sốt rét, darunavir kháng HIV và một số loại thuốc trị cúm để điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.

Một trong số các loại thuốc được người dân Trung Quốc tìm kiếm trong đợt dịch này là Kaletra, đây là một loại thuốc kháng virus HIV do hãng dược phẩm AbbVie Inc. của Mỹ sản xuất nhằm ngăn chặn các enzyme của một số loại virus phát triển.

Trước đó, các nhà nghiên cứu y học của Trung Quốc đã sử dụng loại thuốc Kaletra hiệu quả trong điều trị các bệnh nhân mắc SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng xuất hiện năm 2002 ở Hồng Kông và lan ra toàn cầu và gần như trở thành một đại dịch, với 8.422 trường hợp mắc và 774 trường hợp tử vong trên toàn thế giới).

Thế nhưng, hiệu quả của những loại thuốc kháng virus HIV để dùng cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 thì chưa có một nghiên cứu cụ thể trên diện rộng về khả năng của nó.

Mỗi bệnh nhân nhiễm Covid-19 sẽ được các bác sĩ sử dụng phác đồ riêng cho từng trường hợp. Ảnh: BV Thống nhất.

Mỗi bệnh nhân nhiễm Covid-19 sẽ được các bác sĩ sử dụng phác đồ riêng cho từng trường hợp. Ảnh: BV Thống nhất.

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy - TP.HCM) cho biết, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn tác dụng của thuốc kháng virus HIV trong điều trị Covid-19.

Hiện trên thế giới có khoảng 7 loại thuốc đang được đưa vào nghiên cứu để điều trị Covid-19, trong đó có 2 loại thuốc đông y và 5 loại thuốc diệt virus khác nhau. Đơn cử như việc sử dụng phối hợp thuốc diệt virus sốt rét (ngày xưa) kết hợp với thuốc sốt rét cloroquin hay một số loại thuốc tác dụng trên nội bào (nghĩa là thuốc đó chui vào trong tế bào của con người để diệt virus)…

“Việc người dân tự ý đi mua thuốc kháng HIV để điều trị Covid-19 là việc làm vô cùng sai lầm. Nếu uống thuốc chữa HIV trong 3 ngày sẽ có cảm giác như cảm cúm và cực kỳ mệt trong thời gian đầu. Vì vậy việc tự ý điều trị mà không có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa là điều hết sức sai lầm. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ mà người dân không biết cách sử dụng thuốc thì điều đó là mình tự “chui vào chỗ chết”. Vì vậy, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng virus HIV nói riêng và các loại thuốc nói chung để điều trị Covid-19”, BS Lê Quốc Hùng khẳng định.

Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu y tế phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để so sánh và cho đến nay chưa có nghiên loại thuốc nào là tốt nhất để sử dụng trong điều trị Covid-19.

Bác sĩ Hùng cũng cho biết, khi sử dụng thuốc kháng HIV trên một vài bệnh nhân thì thấy có hiệu quả, nhưng trên số lượng lớn bệnh nhân thì đang trong quá trình nghiên cứu.

Loại thuốc kháng HIV được cấp tại các trung tâm phòng chống AIDS theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua.

Còn bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, người có thâm niên trong lĩnh vực phòng chống và điều trị HIV cho biết, hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng virus HIV (ARV) được bán công khai trên mạng xã hội, các trang mua sắm trực tuyến cũng như tại các nhà thuốc.

Bộ Y tế đã triển khai kê đơn thuốc điện tử nhằm khắc phục hạn chế việc bán thuốc không toa, tuy nhiên không phải hiệu thuốc nào cũng áp dụng được hết.

Do đó, tình trạng bán thuốc không đơn vẫn diễn ra tràn lan khó kiểm soát. Người dân dễ dàng mua được loại thuốc này mà chưa có một chế tài cụ thể nào.

“ARV là một thuốc độc, do đó có khá nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, dị ứng, ngộ gộc gan… nếu không được tư vấn một cách đầy đủ về các tác dụng phụ sẽ không lường trước được những tác hại của nó.

Không phải người nào cũng dùng cùng một phác đồ, cùng một loại thuốc.

Thuốc kháng virus HIV có rất nhiều loại, trong khi đó chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy tác dụng cụ thể của loại thuốc nào trên người bệnh Covid-19”, bác sĩ Thủ cho hay.

Để điều trị thành công người bệnh nhiễm SARS-CoV-2, các bác sĩ sẽ dựa trên bệnh nền của từng bệnh nhân để có một phác đồ điều trị riêng cho từng người.

Chưa có một phác đồ chung nào để điều trị Covid-19 trên toàn thế giới, chính vì vậy lúc này, khi có các dấu sốt, ho, đau họng, khó thở cần thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

(Kiến thức gia đình số 12)

Xem thêm
5 nguyên nhân phổ biến gây ung thư vú

Nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh ung thư vú là sử dụng các liệu pháp thay thế hormone và thuốc tránh thai. Ngoài ra, thừa cân, béo phì cũng gia tăng xác suất mắc ung thư vú.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Ngâm chân bằng nước lá lốt thường xuyên có tốt không?

Ngâm chân bằng nước lá lốt là phương pháp Đông y phổ biến, giúp kích thích huyệt, đả thông kinh mạch và tăng tuần hoàn máu.

Bình luận mới nhất