| Hotline: 0983.970.780

Sân golf Trung Quốc: Càng cấm càng phát triển

Thứ Tư 23/11/2011 , 09:07 (GMT+7)

Hiếm có một môn thể thao nào lại vừa là môn chơi vừa là ngành kinh doanh hái ra tiền như golf. Đặc biệt là tại Trung Quốc, trò chơi quý tộc này dù đã bị chế tài nhưng giới đầu tư kinh doanh golf thế giới vẫn “đặt cược”: Tương lai môn golf vẫn tươi sáng.

Hiếm có một môn thể thao nào lại vừa là môn chơi vừa là ngành kinh doanh hái ra tiền như golf. Đặc biệt là tại Trung Quốc, trò chơi quý tộc này dù đã bị chế tài nhưng giới đầu tư kinh doanh golf thế giới vẫn “đặt cược”: Tương lai môn golf vẫn tươi sáng.

>> Đẩy nông dân vào cảnh bần cùng
>> Trung Quốc cũng tranh cãi quyết liệt sân golf

20 triệu người tham gia?

Bằng chứng là hiện có rất nhiều nhà đầu tư vẫn “nhắm đích” tới cường quốc kinh tế mới nổi để làm ăn. Không giống với tình hình đang đi xuống tại Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác, golf dự báo sẽ nở rộ tại Trung Quốc với số người tham gia lên tới con số trên 20 triệu người chơi vào năm 2020.  

Sẽ có 2% dân số Trung Quốc chơi golf trong tương lai gần

Biểu tượng cho sự thành công của ngành kinh doanh béo bở này ở đại lục phải kể tới tổ hợp sân golf Mission Hills tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Hệ thống 12 sân golf phức hợp có diện tích 20 cây số vuông được nhà tài phiệt David Chu đầu tư 1 tỷ USD hồi năm 1992 vẫn ăn nên làm ra.

Không chỉ dừng lại ở việc thu hút ngày một đông các tay chơi, con trai ông tỷ phú hiện đang điều hành tổ hợp thể thao này- Tenniel Chu còn đầu tư thêm hàng loạt các hạng mục khác phục vụ nhu cầu “tiêu tiền không phải nghĩ” như trung tâm mua sắm; tòa nhà phục vụ hội nghị, hội thảo; spa; sân tennis và kinh doanh nghỉ dưỡng tại những tòa biệt thự sang trọng, xa xỉ.

Trong một lần tham dự giải Vô địch golf mở rộng tại Scotland gần đây, Tenniel Chu phát biểu đầy tự hào: "Với sự bùng nổ về số lượng người giàu ở Trung Quốc trong thời gian qua thì nhu cầu chơi golf đang ngày càng trở thành mốt sống mới đối với người dân. Và không có lý do gì có thể cản trở điều đó bởi ngoài mục đích thể thao, nó còn kéo theo vai trò thúc đẩy đầu tư kinh doanh phát triển. Trong gần 20 năm qua, tôi không nhớ nổi có bao nhiêu lượt nhà đầu tư nước ngoài thông qua Mission Hills mà đã tìm kiếm được cơ hội làm ăn tại Trung Quốc”.

Sau Quảng Đông, hệ thống sân golf Mission Hills ở Hà Khẩu, tỉnh Hải Nam trải trên diện tích 80 cây số vuông, bằng cả lãnh thổ Hồng Kông, đi vào hoạt động từ năm 2006 cũng đang tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 10.000 người dân địa phương. Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực xung quanh tổ hợp 22 sân golf tại đây cũng được đầu tư đồng bộ, nối liền với các trung tâm kinh tế chính trị trong vùng, còn người dân cũng được hưởng lợi. Nhà đầu tư này cũng không giấu diếm tham vọng sẽ biến hòn đảo này thành một "Hawaii phương Đông” trong thời gian tới.

Các nhà đầu tư sân golf tại Trung Quốc tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa trò chơi được mệnh danh là của giới thượng lưu này sẽ thuộc về số đông.

Khó cấm vì ...nhạy cảm

Chuyện cấm phát triển các môn chơi quý tộc, trong đó có golf ở Trung Quốc vốn không mới mẻ gì. Lật giở lại lịch sử Trung Hoa, ngay từ thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976), nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông đã cấm không cho du nhập môn thể thao này vào trong nước và golf được coi là sự suy đồi của chủ nghĩa tư bản, tạo ra phân cách xã hội. Tiếp đến năm 1984, chính phủ lại ban hành một đợt cấm phát triển sân golf nhưng thực tế không có hiệu quả.

Sau này khi kinh tế đã phát triển nhờ các chính sách đổi mới nhưng chính quyền vẫn nhất quán quan điểm hạn chế phát triển các sân golf trong nước. Tuy nhiên bất chấp các lệnh cấm (ngoại trừ ở đảo Hải Nam), đến nay chỉ tính riêng tại thủ đô Bắc Kinh đã có tới 70 sân golf lớn nhỏ. Còn theo kết quả điều tra của Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh thì ước tính cả nước hiện đã có không dưới 600 sân golf và vẫn đang tiếp tục nở rộ.

Như vậy chỉ trong vòng vài năm, số lượng các sân golf trong nước đã tăng gấp ba lần và lệnh “cấm” đã bị cho là đã bị thỏa hiệp ngầm giữa chính quyền các địa phương và các nhà đầu tư, bất chấp chế tài bởi số các vụ “thao túng” để chia chác quyền lợi phía sau các sân golf bị phanh phui đến nay cũng mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Đã có lúc dư luận từng gióng lên, ví những phi vụ làm ăn này là một sự báng bổ luật pháp và xúc phạm người dân xung quanh các sân golf vì trò chơi quá xa xỉ sau khi chủ một sân golf ở thủ đô Bắc Kinh công khai khoe mẽ có quan hệ mật thiết với nhiều ông tai to mặt lớn trong số 600 thành viên của câu lạc bộ của mình.

Năm ngoái tạp chí Golf Today thống kê tại Trung Quốc đã có trên 1 triệu tay chơi golf thường xuyên. Tuy nhiên trong số khoảng 600 sân golf hiện có tại nước này thì chỉ có đúng 10 sân có giấy phép hoạt động. 2/3 số sân golf “lách luật” đều được xây dựng mới kể từ năm 2004, tức là năm chính phủ cấm phát triển các sân golf mới.

Một nghiên cứu khác được tờ China Daily bản tiếng Anh dẫn chứng tiết lộ một thực tế là hơn 600 sân golf hiện nay đang ngốn quá nhiều nước để nuôi cỏ, đe dọa phá hủy tài nguyên nước ngầm. Riêng các sân golf ở thủ đô hàng năm “ăn” khoảng 40 triệu tấn nước, ngang bằng với lượng nước sinh hoạt dành cho 1 triệu cư dân, trong khi nạn thiếu nước ở thủ đô vẫn phổ biến.

Ông này còn cho biết, giá cho mỗi chiếc thẻ thành viên xách gậy vào sân ở thời điểm có ít người chơi nhất cũng đã là 800.000 nhân dân tệ, tương đương 135.000 USD. Thậm chí khi ký giả tờ Financial Times chất vấn về việc tại sao ông vẫn tiến hành xây dựng sân golf, bất chấp cả lệnh cấm của chính quyền? Nhà đầu tư này còn trả lời rất xách mé: “Tôi không biết nên trả lời câu hỏi của anh thế nào vì lúc này nó không thích hợp để nói ra”.

Theo điều tra của Financial Times, hầu như các sân golf đã và đang mọc lên ở khắp các tỉnh thành Trung Quốc đều có dính líu đến các quan chức và chúng thường được “ngụy trang” bằng các dự án để lách luật. Mặc dù về phía các nhà bảo vệ môi trường liên tục đưa ra các cảnh báo, sự nở rộ của các sân golf trong nước sẽ “đe dọa” đất canh tác của nông dân và tổn thương tài nguyên nước…

Tuy nhiên nhiều địa phương thậm chí còn sử dụng cả công quỹ để đưa vào danh mục dự án sân golf hàng năm dưới danh nghĩa tạo “hành lang xanh”, “công viên sinh thái” và các “dự án tái định cư”…

Tại lối ra vào của “câu lạc bộ” Qinghe Bay ở Bắc Kinh hàng ngày, người dân vẫn chứng kiến hàng dài những dòng xe hơi hạng sang láng cóng có cả đội hộ tống kèm theo nhưng khó có cơ hội biết được những ai là chủ sở hữu chúng để di chuyển đến chốn ăn chơi xa xỉ này.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm