| Hotline: 0983.970.780

Săn "thuỷ quái" thượng nguồn sông Mã

Thứ Tư 08/02/2012 , 10:23 (GMT+7)

Thượng nguồn sông Mã chảy qua huyện Điện Biên Đông (Điện Biên), khi qua xã Mường Luân sông Mã trở nên hiểm trở. Lòng sông lắm thác ghềnh, gầm đá, vũng xoáy đã tạo nơi trú ngụ cho nhiều loài cá quý hiếm. Trong đó có loài cá chiên to lớn được người dân nơi gọi là “thuỷ quái”.

Thượng nguồn sông Mã chảy qua huyện Điện Biên Đông (Điện Biên), khi qua xã Mường Luân sông Mã trở nên hiểm trở. Lòng sông lắm thác ghềnh, gầm đá, vũng xoáy đã tạo nơi trú ngụ cho nhiều loài cá quý hiếm. Trong đó có loài cá chiên to lớn được người dân nơi gọi là “thuỷ quái”.

Lão ngư mê đầu cá

Từ thị trấn Điện Biên Đông, chúng tôi ngược lên xã Mường Luân khi trời đã về chiều. Chúng tôi ghé vào ông Lò Văn Lô (65 tuổi dân tộc Lào) ở bản Mường Luân, xin nghỉ qua đêm. Mặc dù chúng tôi là những người xa lạ nhưng ông Lô sẵn lòng đón tiếp. Đêm ở vùng cao thời tiết giá rét, chúng tôi tìm đến bếp lửa sưởi ấm thì đập vào mắt là những xương đầu cá treo đầy gác bếp.

Để buổi nói chuyện thêm hứng khởi, ông Lô lấy chai rượu ra cùng khách ngồi nhâm nhi. Hết chén này đến chén khác, khi men rượu đã nồng, tôi hỏi ông Lô: Sao ở vùng này mà có những bộ xương đầu cá to thế? Ông Lô liền khoe: “Ở thượng nguồn sông Mã có loài cá chiên nặng từ 50 đến 70kg. Mỗi khi ai đó trong bản bắt được thì làm thịt và rủ mọi người đến chung vui. Trong cuộc đời tôi đã bắt được hàng trăm con cá chiên, mỗi lần bắt được cá to thì đãi cả bản. Thịt ăn hết còn phần xương tôi để lại làm kỷ vật đời kình ngư".

Lão ngư Lò Văn Lô với bộ sưu tập xương đầu cá

Rồi lão ngư Lô đứng dậy lấy một số bộ xương cá treo trên gác bếp. Lão kể về chiến tích của mình: “Con này nặng 40kg, con này 25kg… do chính tôi bắt. Ở vùng này có nhiều thợ săn cá nhưng chưa ai vượt qua số lượng săn cá lớn như tôi. Những năm về trước, mỗi khi mùa nước lũ về chúng tôi bắt được cá chiên trên 50kg nhiều lắm. Với số xương đầu cá tôi sưu tầm này không chỉ riêng tôi đánh được mà một khi có ai bắt được làm thịt, tôi tìm đến và xin cái xương đầu đem về làm kỉ niệm. Và rồi bộ sưu tập đầu cá nhiều vậy đó”.

Lý giải khúc sông chảy qua xã Mường Luân lắm cá chiên khổng lồ, ông Lô nói: Khúc sông này có nhiều vũng nước sâu và lắm ghềnh đá, nhiều vụng xoáy, hang động lớn dưới đáy sông nên trở thành nơi lý tưởng cho nhiều loài cá sinh sống như: Chiên, nheo, chép, lăng… Trong đó phải nói đến cá chiên bởi cá rất to và hung dữ, có thân hình hết sức kỳ quái, thịt lại rất ngon. Trong vùng này có đồng bào Thái, Khơ Mú, Thái họ sống bằng nghề đánh cá dọc sông nhiều lắm và coi cá chiên là “thuỷ quái”.

Mỗi dân tộc có kỹ năng riêng. Đối với người Thái họ thường làm đăng để bắt cá, người Khơ Mú thì dùng lưới chài hoặc lặn xuống đáy sông dùng lao đâm, còn người Lao chúng tôi dùng câu. Tuy nhiên trong mấy dân tộc anh em sinh sống ở đây đáng nể nhất là người Khơ Mú, họ săn cá giỏi nhất. Vì sao người Khơ Mú đứng đầu? Ông Lô đáp: "Người Khơ Mú có biệt tài lặn dưới nước được lâu lắm. Khi phát hiện có cá thì họ dùng lao đâm hoặc đuổi ra khỏi hang rồi buông lưới vây bắt".

Ông Lường Văn Chen hoàn thành đăng cá

Trong cuộc đời săn “thuỷ quái”, Lô nhớ nhất là lần bắt được một con nặng gần 60kg. Cầm cái đầu xương cá lớn nhất, ông Lô kể: Cách đây 7 năm, vào một ngày nước lũ về, tôi ra bờ sông thả câu. Cả buổi chiều tựa gối ôm cần nhưng chẳng có con nào mắc, đến khi chạng vạng thì thấy cá đớp mồi và kéo căng dây. Tôi nắm lấy cần thì bị gãy đôi nhưng vớ được dây rồi kéo nhưng cá vùng vẫy không thể đưa lên bờ. Giằng co cho đến tận đêm khuya, khi cá đuối sức mới đưa lên bờ. Tôi phải gọi mọi người trong bản ra đưa về.

Và hôm đó mọi người trong bản tụ tập đến nhà ông Lô mổ cá chung vui, ăn không hết thì đem chia mọi người. “Giờ bắt được cá thì có người đến mua liền, mỗi cân có giá từ 200 đến 400.000 đồng. Bắt được cá cũng không dám ăn nên gác bếp lâu nay không có thêm đầu cá nào nữa", ông Lô tâm sự.

Tuyệt kĩ bắt "thuỷ quái"

Kể về chiến tích săn “thuỷ quái” ở thượng nguồn sông Mã, tất cả thợ săn ở đây ai cũng phải kính nể cha con ông Quàng Văn An và Quàng Văn Chơ (dân tộc Khơ Mú) ở bản Sán Lìa, xã Mường Luân. Hai cha con ông sống bằng nghề săn cá bao nhiêu năm nay và đã đặt chân đến hết những khúc sông hiểm trở.

Chúng tôi tìm đến nhà ông An và người con tên Chơ. Gặp ông, tôi đùa: "Có cá chiên bán cho ít mang về dưới xuôi". Ông liền trả lời: “Chú đến không đúng dịp rồi, mấy hôm nay cha con chúng tôi không đi, bữa nay trời lạnh cá trốn trong hang kỹ nên khó bắt. Hai cha con đang nghỉ ngơi chờ nắng ấm mới tái xuất”.

Quàng Văn Chơ với đồ nghề bắt cá chiên

Ông An bảo rằng: "Để săn được cá chiên nhiều thì rơi vào hai thời điểm, đó là mùa nước lũ về và mùa cạn. Vào những mùa này có những ngày cha con tôi bắt được hàng tạ cá. Đặc biệt cứ vào thời điểm từ ngày 30/4 đến 7/5 âm lịch thì cá chiên ra đẻ trứng, giai đoạn này bắt được nhiều vô kể. Nhưng để bắt được cá chiên cũng phải có ngón nghề. Như cha con tôi dùng lưới chài nhưng bắt được nhiều chủ yếu là nhờ lặn xuống đáy sông tìm những hang đá, gầm đá để đâm nó hoặc đuổi ra rồi quăng lưới xuống”.

Tuy nhiên kể về cá chiên, ông An cũng không khỏi rùng mình. Bởi đã không ít lần ông suýt phải đánh đổi mạng sống với “thuỷ quái”. Ông nói: "Cách đây 5 năm, vào ban đêm hai cha con trên một chiếc bè đi quăng lưới. Trong đêm tối lênh đênh giữa dòng sông thì bất ngờ từ đâu nước lũ kéo về ùn ùn và xé toang bè. Hai cha con vật lộn dòng nước tìm đường vào bờ, cuối cùng tôi cũng bơi được vào bờ nhưng thằng Chơ bị nước cuốn trôi. Thức suốt đêm tôi lần mò dọc bờ sông tìm con nhưng chẳng thấy cho đến sáng hôm sau thì phát hiện Chơ người mau me đầy mình nằm ngất lịm bên bờ sông. Sau đó đưa đi cấp cứu và được cứu sống".

Ông Lò Văn Lô tâm sự: Trước đây mọi người bắt được nhiều cá chiên, ăn thì không hết, bán không ai mua nên phải muối hoặc phơi khô để ăn dần. Vậy mà giờ đây loài “thuỷ quái” giá mỗi con lên tiền triệu nên người ta săn cá nhiều, với đủ phương pháp nào là thả mồi, cắm đăng, quăng lưới, giăng bẫy, kích điện, nổ mìn… dẫn đến cạn kiệt.

Từ ngày đường sá lên đây thuận lợi mỗi khi bắt được cá thì chỉ cần “a lô” một cái là lái buôn tìm lên thu mua với giá rất đắt khiến mọi người săn lùng cá nhiều hơn. Với tình trạng này không bao lâu nữa đừng nói “thuỷ quái" khổng lồ không còn mà những con cá chiên vài cân cũng biến mất.

Khác với cha con ông An, năm anh em nhà trưởng bản Lường Văn Chen (dân tộc Thái) ở Na Ten, Mường Luân chắn sông đặt bẫy (người dân nơi đây gọi là đăng). Năm anh em ông Khen, người băng giữa dòng nước chảy xiết đóng cọc, còn người ở trên bờ chẻ tre đan phên để chắn ngang dòng sông đặt lồng. Cứ mỗi đoạn dài hơn 4m có một cái lồng đón cá.

Ông Chen giải thích: “Vào ngày mưa lũ nước chảy xiết, cá bơi không nổi sẽ xuôi dòng nhưng khi gặp phải đăng thì chui vào lồng hết. Tuy nhiên có những con cá to đã "thành tinh" thì không chui vào lồng. Trong lúc đó bơi ngược thì không thể, xuôi cũng không xong nên phải nằm lại. Và chúng tôi chờ đến lúc nó kiệt sức thì lặn xuống bắt".

Với người Thái ở Mường Luân, việc dùng đăng bắt cá đã có từ bao đời nay. Theo lời kể, ngày trước mỗi ngày bắt được hàng tạ, cá ăn không hết thì đem cho nhưng mấy năm trở lại đây khi cá chiên trở thành đặc sản nên việc săn lùng rầm rộ khiến loài “thuỷ quái” suy kiệt.

Nhớ lại ngày trước, trưởng bản Chen thở dài: “Có hôm lồng nào lồng nấy cá chui vào chật kín nhưng giờ mỗi đợt mưa lũ về dỡ lồng lên chẳng có con nào. Mất công, mất sức làm đăng nhưng trắng tay là chuyện thường".

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm