| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất chè hữu cơ là xu thế tất yếu

Thứ Hai 02/11/2020 , 07:45 (GMT+7)

Đó là khẳng định của ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp vừa được tổ chức tại Thái Nguyên.

Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Thái Nguyên tổ chức với chủ đề “Sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ” nhằm đánh giá thực trạng sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ và xúc tiến thương mại sản phẩm chè của các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, góp phần thúc đẩy liên kết trong kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại diễn đàn.

Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại diễn đàn.

Tính đến năm 2020, cả nước có 34 tỉnh thành trồng chè, trong đó các tỉnh có diện tích chè lớn là Thái Nguyên 22,3 nghìn ha, Hà Giang 21,5 nghìn ha, Phú Thọ 16,1 nghìn ha, Lâm Đồng 10,8 nghìn ha. Cả nước có khoảng 257 doanh nghiệp chế biến chè quy mô công nghiệp, tổng công suất theo thiết kế là 5,2 ngàn tấn búp tươi/ngày, sản xuất ra gần 200 ngàn tấn sản phẩm.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tính đến hết năm 2019 diện tích chè của cả nước đạt khoảng 123 nghìn ha, trong đó khoảng 115 nghìn ha chè kinh doanh, giảm khoảng 10 nghìn ha so với năm 2015, nhưng năng suất và sản lượng chè ngày càng tăng. Bình quân năng suất chè năm 2019 đạt 94,8 tạ/ha cao nhất từ trước đến nay, cao hơn so với 2018 là 4,4 tạ/ha; sản lượng chè đạt trên 1,02 triệu tấn tăng khoảng 32 nghìn tấn so với năm 2018. 

Về xuất khẩu chè năm 2019 đạt 136 nghìn tấn, giá trị 235 triệu USD, tăng 6,8% về khối lượng và tăng 13,5% về giá trị so với năm 2018. Giá chè xuất khẩu bình quân năm 2019 ước đạt 1.730 USD/tấn, tăng 6,2% so với năm 2018. 

Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Trước nhu cầu khắt khe của thị trường và người tiêu dùng trong lựa chọn sản phẩm an toàn như hiện nay, việc chuyển hướng sang nền nông nghiệp hữu cơ, trong đó có chè là xu thế tất yếu. Đây được cho là một trong những giải pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất, tiêu dùng góp phần nâng cao thu nhập và hướng tới một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững.

Bên cạnh đó để phát triển bền vững và nâng cao thu nhập, đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm, các địa phương và doanh nghiệp sản xuất chè đang đẩy mạnh liên kết theo chuỗi liên kết sản xuất chè đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã hình thành được trên 186 chuỗi liên kết sản xuất chè đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tỷ lệ diện tích chè đã thực hiện liên kết theo chuỗi trên 10% diện tích chè kinh doanh.

Tham quan mô hình sản xuất chè an toàn tại HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, TP.Thái Nguyên.

Tham quan mô hình sản xuất chè an toàn tại HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, TP.Thái Nguyên.

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn an toàn; xây dựng các mô hình tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần ổn định đầu ra cho sản phẩm, tạo ra vùng sản xuất chè hàng hóa tập trung đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, từ năm 2017, Bộ NNPTNT đã phê duyệt thực hiện các dự án khuyến nông Trung ương về sản xuất chè an toàn, liên kết chuỗi giá trị, các dự án đã và đang triển khai thực hiện đạt kết quả tốt.

Trong đó có Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017 - 2019” do Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên triển khai thực hiện tại 6 tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả khả quan.

Định hướng trong thời gian tới của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đẩy mạnh sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ, tạo ra sản phẩm chè an toàn, có truy xuất nguồn gốc điện tử, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2025 diện tích chè được chứng nhận an toàn của cả nước đạt 55% và đến năm 2030 khoảng 75%. Nâng tỷ lệ chè chất lượng cao lên 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; 100% số cơ sở sản xuất chè được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm