| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất chè ổn định diện tích, tăng năng suất, chất lượng

Thứ Sáu 12/06/2020 , 17:05 (GMT+7)

Sự phát triển mạnh mẽ của cây chè và ngành sản xuất chè đặt ra yêu cầu mới với những thách thức mới.

Các đại biểu tham dự hội nghị tham quan thực tế tại vùng chè đặc sản Tân Cương (Thái Nguyên). Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Các đại biểu tham dự hội nghị tham quan thực tế tại vùng chè đặc sản Tân Cương (Thái Nguyên). Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ngày 12/6, tại Thái Nguyên, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị "Thúc đẩy phát triển sản xuất chè bền vững". Đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành, Hiệp hội chè, các địa phương sản xuất chè, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chè tham dự hội nghị. 

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, Việt Nam có diện tích và sản lượng chè đứng thứ 5 nhưng năng suất lại đứng hàng thứ 3 trong tổng số 50 quốc gia sản xuất chè trên thế giới. Cụ thể, với diện tích 116.633 ha, năng suất đạt 23,15 tạ khô/ha, sản lượng chè đạt 270 tấn/năm. Nếu tính từ giai đoạn 1961 đến nay, sản lượng sản lượng chè liên tục tăng mạnh và gấp 90 lần. Sự phát triển mạnh mẽ của cây chè và ngành sản xuất chè đặt ra yêu cầu mới với những thách thức mới.

Tại hội nghị, tham luận của các địa phương tập trung đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về công tác giống, khâu sản xuất, khâu chế biến, phát triển thị trường... Một số ý kiến gợi mở từ phía Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng được trình bày tại hội nghị.

Quan điểm chung được xác lập là phát triển cây chè đạt hiệu quả cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Để việc phát triển sản xuất đảm bảo sự bền vững thì quy mô về diện tích trồng chè phải phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, địa bàn bố trí phù hợp với sinh thái và truyền thống canh tác, đồng thời phải có khả năng cạnh tranh về hiệu quả kinh tế với các cây trồng khác trên địa bàn.

Việt Nam có diện tích và sản lượng chè đứng thứ 5 nhưng năng suất lại đứng hàng thứ 3 trong tổng số 50 quốc gia sản xuất chè trên thế giới.  Ảnh: Đồng Văn Thưởng. 

Việt Nam có diện tích và sản lượng chè đứng thứ 5 nhưng năng suất lại đứng hàng thứ 3 trong tổng số 50 quốc gia sản xuất chè trên thế giới.  Ảnh: Đồng Văn Thưởng. 

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhận định, định hướng của Chính phủ là giữ ổn định diện tích 140.000 ha chè đến năm 2030. Do vậy, sự tăng trưởng phát triển của ngành chè Việt Nam trong giai đoạn tới không thể trông chờ vào việc mở rộng diện tích như giai đoạn vừa qua.

Theo Thứ trưởng, với 370 tổ chức doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu chè sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ với khối lượng gần 140.000 tấn, giá xuất khẩu chỉ đạt trên dưới 2 USD/kg. Trong khi đó, với mức tiêu dùng bình quân khoảng 470gram/người/năm trên tổng dân số thì lượng chè tiêu thụ trong nước khoảng 45.000 tấn. Chè nội tiêu chủ yếu là chè xanh, giá bình quân là 8 – 10 USD/kg, gấp 5 lần giá bình quân xuất khẩu, mang lại thu nhập cao cho người làm chè nội tiêu.

Từ thực trạng đó, Thứ trưởng gợi mở nhóm các giải pháp về khoa học - công nghệ, phải đầu tư nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất chè an toàn, tập trung vào các giải pháp canh tác và giải pháp sinh học như sử dụng thiên địch, sử dụng thuốc thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh hại trên chè.

Về đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân trồng chè và thực hành sản xuất bền vững thuốc BVTV theo IPM, ICM. Về quy hoạch vùng sản xuất, ngoài định dạng độ cao cho từng vùng miền để xác định giống thì gắn với các cơ sở chế biến và phân vùng nguyên liệu.

Thứ trưởng cũng yêu cầu việc hoàn thiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất chè an toàn. Trong đó, nhấn mạnh hiệu quả của việc tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết các hộ sản xuất nhỏ thành tổ hợp tác, HTX, công ty...

Về thực tiễn, nhóm những giải pháp nói trên chính là việc làm tốt công tác giống, bảo vệ thực vật và tổ chức sản xuất liên kết. Về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển, Bộ NN-PTNT sẽ sớm trình Chính phủ sửa đổi chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.