| Hotline: 0983.970.780

Sáp nhập bộ máy ngành NN-PTNT: Hà Tĩnh 'làm liều'

Thứ Tư 21/11/2018 , 14:50 (GMT+7)

7 năm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh rầm rộ chỉ đạo ngành NN-PTNT sắp xếp, kiện toàn lại các đơn vị trực thuộc ngành nhằm tinh giản đầu mối, tin gọn biên chế. Thời điểm đó, không ít lời ra tiếng vào cho rằng Hà Tĩnh "liều lĩnh" vì đụng vào vấn đề “nhạy cảm”.

Tuy nhiên, sau khi BCH Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 18, 19 (năm 2017) thì những hoài nghi về tinh thần “tiên phong” của địa phương này được dập tắt hoàn toàn.
 

Giảm 21 đầu mối

Năm 2011, HĐND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết 26 phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ban quản lý dự án và tổ chức hội. Sở NN-PTNT là đơn vị được chọn thực hiện thí điểm đề án này.

14-01-45_nh1
Lĩnh vực lâm nghiệp sau khi sáp nhập đã đáp ứng được kỳ vọng là vừa giảm đầu mối, tiết kiệm ngân sách vừa tăng hiệu lực, hiệu quả công việc

Sau khi quán triệt tinh thần Nghị quyết đến cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, năm 2012 Sở NN-PTNT tiến hành tinh giản 16 đầu mối trực thuộc; 76 biên chế, 168 hợp đồng lao động, 55 người thôi kiêm nhiệm tại các BQL dự án, giải quyết nghỉ theo chế độ dôi dư cho 35 người; ngoài ra sắp xếp, hợp nhất 7 doanh nghiệp thủy nông thành 2 doanh nghiệp; giảm 19 cụm, trạm và 10 lao động dôi dư.

Cách làm của Hà Tĩnh là chuyển Phòng Trồng trọt về Chi cục BVTV; Phòng Chăn nuôi về Chi cục Thú y. Chuyển giao Trạm BVTV, Trạm Thú y, Trạm Truyền giống chăn nuôi về UBND cấp huyện quản lý và sáp nhập thành Trung tâm (TT) Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Sáp nhập BQL rừng phòng hộ Thạch Hà và Cẩm Xuyên vào BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Hợp nhất 9 Cty TNHH MTV Thủy lợi thành 2 Cty TNHH MTV Thủy lợi: Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh…

“Thừa thắng xông lên”, năm 2015 – 2016 đơn vị này tiếp tục tinh giản 3 Chi cục và 1 phòng phòng trực thuộc Sở. Trong đó, thành lập mới 1 Chi cục trên cơ sở tổ chức lại Phòng Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; giảm 7 phòng của các Chi cục thuộc Sở; giảm 9 biên chế công chức, viên chức và 38 người thực hiện theo Nghị định số 108 năm 2014 của Chính phủ.

Tháng 12/2015, hai Chi cục Kiểm lâm và Lâm nghiệp hợp nhất lấy tên là Chi cục Kiểm lâm. Sau gần 3 năm vận hành theo cơ chế mới, mục tiêu “co” đầu mối, giảm biên chế lãnh đạo trong lĩnh vực Lâm nghiệp đã đạt được như kỳ vọng.

14-01-45_nh2
Ảnh: T.Nga

Theo ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Kiểm lâm, hiện đầu mối lĩnh vực này đã giảm từ 2 Chi cục xuống còn 1; 7 phòng ban giảm còn 5; giảm 1 cấp trưởng Chi cục; 2 Trưởng phòng, 4 phó phòng; đang thực hiện lộ trình đến năm 2021 giảm từ 4 Phó Chi cục xuống còn 2 người. Đáng mừng là giảm đầu mối, giảm biên chế lãnh đạo nhưng hiệu lực, hiệu quả công việc vẫn đảm bảo, thậm chí nhiều nội dung được nâng lên rõ rệt.
 

Cần bổ sung biên chế chuyên ngành

Xét về tổng thể, đề án sáp nhập bộ máy ngành NN-PTNT Hà Tĩnh cơ bản đạt hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, một số lĩnh vực nặng về quản lý nhà nước và có tính đặc thù như trồng trọt – BVTV hay chăn nuôi - thú y đang cần một đánh giá khách quan, toàn diện, cụ thể về mặt chuyên môn để có những điều chỉnh phù hợp với tinh thần Nghị quyết 18, 19 của BCH Trung ương Đảng là giảm đầu mối nhưng tăng hiệu quả công việc.

Theo tìm hiểu của PV, sau 7 năm phân cấp trạm BVTV và Trạm thú y về cấp huyện quản lý, tổng biên chế tại các TT Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi hầu hết không thay đổi nhưng số biên chế chuyên môn giảm báo động.

14-01-45_nh4
Trong vòng 7 năm Hà Tĩnh đã tinh giản được 21 đầu mối thuộc ngành NN-PTNT

Tổng hợp từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho thấy, đến thời điểm này tổng biên chế chuyên ngành chăn nuôi, thú y tại tại các TT chỉ còn hơn 40/67 người. Trong đó, có những đơn vị như huyện Kỳ Anh chỉ còn 1 người; Vũ Quang 2 người; thị xã Kỳ Anh 2 người; Hương Khê 2 người…

“Trước khi phân cấp, bình quân mỗi Trạm thú y có 4 – 5 cán bộ chuyên môn nhưng bây giờ ở các TT chỉ còn 1 – 2 người thì không thể “bao” được hết mấy chục xã trên địa bàn quản lý. Đó là chưa kể cơ chế hội họp thường xuyên như hiện nay, chỉ một con người làm báo cáo còn không kịp thì thời gian đâu để làm chuyên môn nữa”, một lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân tích.

Đồng thời có ý kiến cho rằng, hiện nay việc phân định chức năng quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ của các bộ phận trong TT cũng chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

“TT vừa kinh doanh vật tư nông nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực này thì tính răn đe trong quản lý nhà nước gần như không có”, vị lãnh đạo nói thêm.

Năm 2013, TT Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên thành lập với 18 biên chế; trong đó, lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y 6 người; Trồng trọt - BVTV 5 người; khuyến nông 5 người và hành chính 2 người. Hiện tại, biên chế chuyên môn Chăn nuôi – Thú y “co” lại còn 3 người; Trồng trọt – BVTV giảm còn 2 người. Ông Lê Văn Danh, Giám đốc TT thừa nhận: “Biên chế chuyên môn giảm thì hiệu quả công việc cũng yếu đi rất nhiều”.

“Trước đây doanh nghiệp muốn thực hiện dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp phải làm 2 bộ hồ sơ, xin ý kiến 2 đơn vị nhưng bây giờ họ chỉ cần làm 1 bộ, xin ý kiến 1 đầu mối. Vừa gọn nhẹ vừa tăng hiệu lực xử lý công việc”, ông Huấn lấy ví dụ.

Cũng theo vị Chi cục trưởng Kiểm lâm, cái được lớn hơn khi thực hiện NQ26 chính là tiết kiệm hàng chục tỷ đồng ngân sách/năm dành cho hoạt động chi thường xuyên như: điện, nước, xăng xe, mua sắm thiết bị; phụ cấp chức vụ…

Chị Trần Thị Trang (ảnh), cán bộ BVTV Trung tâm ứng dụng huyện Cẩm Xuyên cho hay, bình quân mỗi năm huyện Cẩm Xuyên sản xuất hơn 18.000ha lúa/2 vụ, nếu tiếp tục duy trì con số 2 cán bộ chuyên môn Trồng trọt – BVTV như hiện nay bản thân chị rất khó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

14-01-45_nh3
Chị Trần Thị Trang cho rằng, sau sáp nhập, biên chế chuyên môn tại các TT như hiện nay là quá ít

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh đạo ôn cổ bông những năm gần đây xuất hiện nhiều chủng, nòi mới thì nhiệm vụ dự tính, dự báo, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh lại càng nặng nề hơn.

“Bây giờ thực hiện nhiệm vụ không thể “cưỡi ngựa xem hoa” như trước. Vì vậy, chúng tôi mong tỉnh, huyện sớm tổ chức thi tuyển, bổ sung biên chế chuyên môn cho các TT để gia tăng hiệu quả công tác dự tính, dự báo, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi”, ông Lê Văn Danh đề xuất.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm