| Hotline: 0983.970.780

Sẽ dành 16.000 tỷ tái cấp vốn hỗ trợ người lao động khó khăn do Covid-19

Thứ Sáu 30/10/2020 , 07:10 (GMT+7)

Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn 16.000 tỷ đồng để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc đối với người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Dự thảo quy định tổng số tiền tái cấp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tối đa là 16.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Dự thảo quy định tổng số tiền tái cấp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tối đa là 16.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định tái cấp vốn 16.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm triển khai chương trình cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Dự thảo Thông tư được Ngân hàng Nhà nước đưa ra sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19/10/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Theo đó, dự thảo quy định tổng số tiền tái cấp vốn tối đa 16.000 tỷ đồng, lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, lãi suất tái cấp vốn quá hạn là 0%/năm. Thời hạn tái cấp vốn là 364 ngày, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước giải ngân tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội. Khoản vay không cần tài sản bảo đảm.

Trường hợp đến hết ngày 31/1/2021 Ngân hàng Chính sách xã hội không giải ngân hết tiền vay tái cấp vốn theo quy định tại Quyết định 15/2020/QĐ-TTg và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg thì chậm nhất ngày 10/2/2020, Ngân hàng Chính sách xã hội phải trả Ngân hàng Nhà nước số tiền vay không giải ngân hết.

Trường hợp phát sinh tiền trả nợ của người sử dụng lao động vay vốn theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, trong thời hạn 5 ngày làm việc đầu tháng tiếp theo, Ngân hàng Chính sách xã hội phải sử dụng toàn bộ số tiền trả nợ từ người sử dụng lao động trong tháng để trả trước hạn nợ vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân cho vay người sử dụng lao động từ nguồn vay tái cấp vốn theo thứ tự từ Khế ước nhận nợ còn dư nợ được ký sớm nhất, trừ trường hợp khoản vay của người sử dụng lao động đã được xóa theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.

Gói vay 16.000 tỷ đồng lãi suất 0% để người sử dụng lao động trả lương ngừng việc sau một thời gian triển khai vẫn chưa thể giải ngân do điều kiện vay quá khắt khe. Nghị quyết số 154 và Quyết định số 32 vừa được Thủ tướng ban hành đã nới lỏng hơn các điều kiện vay.

Theo đó, điều kiện vay vốn là người sử dụng lao động có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12; có doanh thu quý 1/2020 giảm 20% trở lên so với quý 4/2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/ 2019.

Doanh nghiệp được vay tối đa không quá 3 tháng trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12. Mức cho vay tối đa một tháng bằng 50% mức lương tối thiểu vùng (x) số người lao động bị ngừng việc và mỗi khách hàng được vay vốn.

Lãi suất cho vay là 0%/năm. Lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm. Thời hạn cho vay do ngân hàng chính sách nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày giải ngân món vay đầu tiên.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm