| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt xây dựng thủy điện

Thứ Sáu 06/04/2018 , 09:35 (GMT+7)

Nhiều công trình thủy điện đã và đang thi công ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống người dân Nghệ An. Phải chăng, việc cấp phép cho các nhà máy thủy điện cần được siết chặt? 

Chúng tôi có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Huy Cương, Phó Giám đốc Sở Công thương Nghệ An xung quanh vấn đề này.

16-38-27_nh_2
Ông Nguyễn Huy Cương

Ông đánh giá thế nào về sự gia tăng các dự án thủy điện tại Nghệ An trong thời gian qua?

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 47 dự án được Thủ tướng, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), UBND tỉnh Nghệ An... phê duyệt với tổng công suất 1.407,1MW.

Trong quá trình thực hiện, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An đề nghị Bộ Công Thương loại khỏi 15 dự án thủy điện hiệu quả thấp với tổng công suất 46,15MW. Như vậy, về quy hoạch Nghệ An có 32 dự án thủy điện với tổng công suất 1.360,95MW. Trong đó có 12 dự án đã vận hành phát điện với tổng công suất 739,5MW. Từ năm 2016 đến nay Nghệ An chưa bổ sung quy hoạch và cấp phép chủ trương đầu tư dự án thủy điện nào.

Trong số 20 dự án thủy điện còn lại thì có 13 dự án đang triển khai thi công tích cực, hiệu quả với tổng công suất 232,9MW. Một số nhà máy đã đưa vào vận hành có hiệu quả như Thủy điện Nậm Cắn 2 (20MW), Nậm Mô (16W), Nậm Nơn (20W), Bản Ang (17MW), Châu Thắng (14MW). Một số đã cơ bản hoàn thành, đang làm thủ tục nghiệm thu, tích nước như Thủy điện Chi Khê (41MW), Ca nan 2 (16MW), Nhạn Hạc (59MW). Một số dự án sẽ hoàn thành trong năm 2018 như Thủy điện Xoóng Con, Đồng Văn, Sông Quang, Ca Lôi. Các dự án khác sẽ hoàn thành trong năm 2019.

Có 4 dự án đã có chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai với tổng công suất 321MW. Trong đó dự án thủy điện Mỹ Lý 180 (MW), Nậm Mô 1 (95MW) đang chờ ký kết hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Lào. Dự án thủy điện Bản Mồng (42MW) thuộc dự án xây dựng hồ chứa nước Bản Mồng (gồm thủy lợi, thủy điện) là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm, hiện đang thi công phần thủy lợi, đập chính, do chưa được bố trí vốn, phần thủy điện chưa triển khai...

Có 3 dự án với tổng công suất là 67 MW đã có trong quy hoạch được phê duyệt nhưng chưa có chủ đầu tư đăng ký hoặc chưa được cấp thẩm quyền cho chủ trương đầu tư.

Việc các nhà máy thủy điện ở Nghệ An đi vào hoạt động vừa qua đã có những đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà và có tác động như thế nào đến đời sống của người dân và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của các địa phương, nhất là đối với người dân tại các vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp?

Với 12 nhà máy đã vận hành phát điện, hằng năm Nghệ An cung cấp sản lượng điện phát lên lưới điện quốc gia là 2,2 tỷ kWh; đóng góp cho ngân sách tỉnh khoảng 413 tỷ đồng/năm thông qua việc thu thuế gia tăng, thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thủy sản, phát triển nông nghiệp, tạo thêm việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương, cải tạo khí hậu, cung cấp nước ngọt, phát triển du lịch… Việc nâng cấp, xây mới các công trình giao thông, cấp điện, cấp nước... phục vụ dự án thủy điện cũng góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các hồ chứa thủy điện lớn như Bản Vẽ, Khe Bố, Hủa Na đã phát huy hiệu quả cắt giảm lũ và chủ động điều tiết bổ sung nguồn nước về mùa kiệt cho hạ du, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Dư luận cho rằng, việc xây dựng các nhà máy thủy điện công suất nhỏ là không cần thiết bởi mặt trái của thủy điện rất lớn. Theo ông Nghệ An có nên tiếp tục cho phép xây dựng thêm các nhà máy thủy điện công suất nhỏ nữa hay không?

Tăng trưởng kinh tế thường gắn liền với nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là điện năng, khoảng 14%/năm. Với những cố gắng vượt bậc của ngành Điện, nhu cầu năng lượng trong những năm qua phần nào đã được đáp ứng ổn định. Tuy nhiên, trong những năm tới, vấn đề thiếu hụt năng lượng đang được tính đến.

18-35-41_phi_tren_dong_song_cn_kiet_ny_lnhung_nh_my_thuy_dien
Phía trên dòng sông cạn kiệt này là những nhà máy thủy điện

Theo dự báo kế hoạch phát triển thủy điện trong Quy hoạch điện đến năm 2020, toàn bộ trữ lượng tiềm năng kinh tế kỹ thuật của thủy điện lớn sẽ được khai thác hết. Đối với năng lượng thủy điện nhỏ, với mức công suất nhỏ hơn hoặc bằng 30MW, theo đánh giá tiềm năng trên toàn quốc có khoảng hơn 1.000 điểm có thể khai thác và cho tổng công suất khoảng 7.000 MW. Hiện nay các điểm này đã được xác định và đạt tiềm năng kỹ thuật.

So với các dạng năng lượng tái tạo khác, thủy điện là một dạng công nghệ lâu đời hơn ở Việt nam và là một nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Như một phần nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện, tại các hội nghị về năng lượng đã tổ chức, Việt Nam dự định phát triển thêm các nhà máy thủy điện nhỏ và trung bình. Công nghệ thủy điện này được lựa chọn do nguồn tài nguyên dồi dào và chi phí xây dựng, vận hành và bảo trì tương đối thấp. Nghệ An cũng không nằm ngoài xu thế đó, do vậy thời gian tới cũng cần xem xét để phát triển có hiệu quả các dự án thủy điện nhỏ (theo chỉ đạo của Bộ Công Thương trước mắt chỉ xem xét các dự án có công suất từ 3 MW trở lên).

Trong quá trình tham mưu, ngành sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương, chuyên gia đánh giá toàn diện ảnh hưởng của từng dự án về môi trường và các tác động tiêu cực về môi trường xã hội cho người dân bản địa hay người dân sống ở vùng hạ lưu của dự án để phát triển tối ưu.

Tại nhiều khu TĐC thủy điện tại Nghệ An, các công trình phục vụ đời sống cho người dân tái định cư đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng chủ đầu tư vẫn không có động thái gì để khắc phục. Tỉnh cần có biện pháp và phương án gì nhằm ổn định cuộc sống người dân tái định cư?

Trong các cuộc làm việc với Bộ NN-PTNT, Hội đồng Dân tộc Quốc hội, UBND tỉnh Nghệ An đã đề xuất nhà đầu tư thực hiện các biện pháp để hỗ trợ, khắc phục nhằm ổn định cuộc sống cho người dân.

Tỉnh Nghệ An đã kiến nghị Trung ương một số nội dung theo thẩm quyền để có giải pháp hỗ trợ; cho phép thực hiện bồi thường về đất theo Điều 5, của Quyết định 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện. Đối với đất sản xuất nông nghiệp tại các tái định cư, đề nghị điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp và sang đất ở tại nông thôn... Tỉnh cũng đã đề nghị Quốc hội cho trích một phần nguồn thu từ dự án thủy điện để hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp tại địa phương nơi có công trình thủy điện.

Hiện nay, tại vùng lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ có 192 hộ/544 khẩu quay về quê cũ, làm nhà cư trú bất hợp pháp. UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp cách ngành liên quan, UBND các huyện cùng Nhà máy thủy điện Bản Vẽ thực hiện nhiều biện pháp. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa đạt được kết quả đề ra. Để giải quyết tình trạng nói trên, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện vận động người dân chấp hành chủ trương di dời về vùng TĐC. Bên cạnh đó, địa phương tích cực triển khai công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ nhân dân; mở các lớp dạy nghề cho người dân vùng TĐC.

Tại Nghệ An, thủy điện trở thành nỗi ám ảnh không chỉ đối với người dân mà còn đối với nhiều cán bộ cấp huyện. Không ít cán bộ nhận kỷ luật, đình chỉ công tác vì liên quan đến những lùm xùm xung quanh công tác đền bù, GPBM. Đến nỗi, một cán bộ huyện đã phải thốt lên rằng: “Dự án thủy điện triển khai, nhà đầu tư được, người dân mất, chính quyền ôm cục nợ”.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm