Khi phân tích cây trồng cho thấy, để có được một tấn thóc cây lúa hút khoảng 20kg N thì cũng hút đến 80kg silic (SiO2). Đặc biệt, trong vỏ trấu chiếm 27kg silic/tấn thóc, các loại cây như ngô, mía, dứa thì silic được hấp thụ tương đương với đạm.
Cây có đủ silic thì thân, bẹ, lá cứng cáp do silic tham gia vào kết cấu vách tế bào của cây, bộ lá đứng cây quang hợp ánh sáng tốt hơn làm cho cây giảm thiểu sự bốc thoát hơi nước nên có khả năng chống hạn, chống úng, chống nóng tốt.
Đặc biệt đối với cây lúa và những cây họ ngũ cốc, silic giúp cho bộ lá mọc thẳng, giảm đổ ngã do mưa gió làm tăng hiệu lực của sử dụng phân đạm, đồng thời silic còn làm giảm ảnh hưởng của mangan và sắt trong đất lúa nước chiếm hàm lượng man- gan sắt ở dạng khử cao, đặc biệt đất phèn, đất chua.
Silic còn làm tăng năng lực ôxi hóa của rễ, tăng cường sự hút lân của cây nhờ vào tác dụng làm giảm khả năng cố định lân của đất, cải thiện tình trạng lân dễ tiêu trong đất.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cũng ghi nhận, cây được cung cấp đủ silic thì khả năng tái tạo diệp lục thuận lợi hơn làm tăng khả năng quang hợp, tăng khả năng chống chịu với các đối tượng sâu bệnh gây hại, đặc biệt đối với bệnh nấm, cây trồng nào khi được cung cấp silic cũng đều cho năng suất cao.
Như vậy đất nào thì cần bổ sung silic? Kết quả nghiên cứu cũng như thực nghiệm đều xác nhận, hầu hết đất trồng lúa ở nước ta đều thiếu silic dễ tiêu ngoại trừ một số chân đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát, cát pha, các loại đất đồi nếu trồng mía, trồng dứa, trồng ngô cũng đều cần phải bổ sung silic.
Khi hàm lượng silic trong lá lúa dưới 5% là cây lúa thiếu silic nghiêm trọng, khi hàm lượng silic trong lá lúa dưới 11% thì bón silic có hiệu quả (Theo Yoshisa, S.).
Khi thiếu silic lúa và các loại cây trồng cần nhiều silic như ngô, mía, lá mềm và rủ xuống làm tăng sự che rợp nhau của quần thể, hoạt động quang hợp bị hạn chế, thiếu silic nghiêm trọng cây lúa sẽ giảm số bông trên m2, và giảm số hạt chắc trên bông dẫn đến giảm năng suất.
Cây bị thiếu silic dễ bị sâu bệnh tấn công đặc biệt là các bệnh do nấm gây ra, các loại cây tích lũy nhiều silic thường biểu hiện thiếu silic như lá già chết hoại và héo rũ đi cùng với mức độ thoát hơi nước cao, vậy cây hút silic như thế nào?
Cây hút silic dưới dạng SiO3-2 khi tính được quy đổi ra dạng phần trăm SiO2, tất cả các loại cây trồng đều cần đến silic. Vậy hiện nay silic có trong các loại phân bón nào trên thị trường?
Phân lân nung chảy Văn Điển không những cung cấp lân dễ tiêu 16% mà còn cung cấp canxi 30%, magiê 15%, đặc biệt silic từ 24-32% cùng các chất vi lượng.
Nếu muốn bón cho cây khoảng 60 P2O5/ha thì chỉ cần bón 360kg lân nung chảy Văn Điển là đã có 86-115kg SiO2 cho cây, số lượng silic này đáp ứng cho cây lúa trong một vụ.
Trong các loại phân chuyên dùng đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cũng có hàm lượng silic cao do được hối hợp giữa lân Văn Điển với đạm urê và kali, mỗi loại phân ĐYT NPK Văn Điển bên cạnh các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thì hàm lượng silic có từ 9-15% tùy từng loại NPK.
Riêng đối với lúa, ngô, mía có các loại phân bón lót NPK 5.10.3, NPK 10.10.5 không những đầy đủ cân đối dinh dưỡng các chất đa lượng, trung lượng, vi lượng mà còn có 14% silic.
Các loại phân bón thúc NPK16.5.17, NPK12.8.12 bên cạnh cân đối đa lượng, trung lượng, vi lượng còn chứa hàm lượng silic từ 7-13% đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cho cây lúa, cây ngô, cây mía suốt cả vụ sản xuất.
Phân bón có silic trong canh tác lúa chất lượng cao: Những năm gần đây nhu cầu lúa gạo chất lượng cao ngày càng gia tăng, diện tích gieo cấy lúa chất lượng ngày càng được mở rộng.
Lân nung chảy Văn Điển được nấu chảy ở nhiệt độ 1.450oC
Tuy nhiên hầu hết các giống lúa chất lượng hiện nay đang gieo cấy trong sản xuất đều có điểm yếu là khả năng chống chịu sâu bệnh kém, cây yếu, dễ đổ ngã khi gặp thời tiết bất thuận, lá mềm, hiệu suất quang hợp thấp, dễ nhiễm các loại sâu bệnh gây hại kéo theo việc sử dụng quá nhiều thuốc BVTV làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo.
Trong phân lân nung chảy Văn Điển có chứa hàm lượng silic cao nhất, bởi phân được SX từ quặng Apatit chứa lân và quặng Sepentin chứa canxi, magiê, silic và vi lượng được nấu chảy ở nhiệt độ 1.450oC đã chuyển hóa lân, canxi, magiê, silic và các chất vi lượng khó tiêu thành dễ tiêu mà cây trồng hấp thụ dễ dàng. |
Đặc biệt lúa hay bị đổ non ảnh hưởng đến năng suất nghiêm trọng. Để nâng cao hiệu quả trồng lúa chất lượng, bên cạnh biện pháp lai tạo giống thì việc sử dụng phân bón chứa silic trong canh tác lúa chất lượng hiện nay đã mang lại kết quả lớn.
Trong nhiều năm qua các giống lúa chất lượng như Bắc thơm 7, PC6, RVT, TL2, nếp thơm, hương thơm… ở các địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang… thì bà con nông dân sử dụng phân ĐYT NPK Văn Điển chứa silic đã có kết quả rõ rệt.
So với các loại phân NPK thông thường thì lúa được bón phân NPK Văn Điển thân cứng, bộ lá đứng, khả năng quang hợp tốt cả hai mặt lá, bẹ thân lá phủ lớp lông gai dầy làm tăng sức đề kháng sâu bệnh.
Bởi vậy những vùng lúa chất lượng rất ít nhiễm sâu bệnh gây hại như đạo ôn, bạc lá, khô vằn và các loại sâu cuốn lá, người nông dân ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, gặp những điều kiện thời tiết mưa gió thì cây lúa ít bị đổ ngã, bộ lá đòng bền, tích lũy nhiều chất khô làm cho bông to, hạt mẩy, năng suất cao, đặc biệt chất lượng gạo cải thiện rõ rệt.
Với mức năng suất lúa chất lượng đạt trung bình 6 tấn thóc/ha thì chỉ cần bón lót 500-600kg NPK 5.10.3 hoặc dùng 250-300kg/ha NPK 10.10.5 Văn Điển và bón thúc 280-320kg/ha NPK 16.5.17 hoặc dùng 360-400kg/ha NPK 12.8.12 Văn Điển là thỏa mãn cho cây lúa cả về đa lượng, trung lượng và vi lượng, đặc biệt hàm lượng silic đã có đủ từ 92-114kg silic/ha.
Khi đó cây lúa đủ sử dụng trong 1 vụ không phải bón thêm các loại phân khác kể cả phân có silic.