| Hotline: 0983.970.780

Sinh sản nhân tạo thành công giống cá sát sọc

Thứ Hai 14/06/2021 , 11:29 (GMT+7)

Theo nhóm thực hiện đề tài, sau gần 4 năm nghiên cứu, đây là lần đầu tiên kích thích sinh sản nhân tạo thành công cá sát sọc để nhân rộng nuôi vào năm 2023.

Cá sát sọc, là loài cá da trơn có tên khoa học (Pangasius macronema), đây là giống cá có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cá sát sọc, là loài cá da trơn có tên khoa học (Pangasius macronema), đây là giống cá có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong khuôn khổ đề tài Khoa học công nghệ nhóm cán bộ nghiên cứu của Khoa Thủy sản (Đại học Cần Thơ) và nghiên cứu sinh Trần Đông Phương An, lần đầu tiên đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá sát sọc nước ngọt.

Cá sát sọc, là loài cá da trơn có tên khoa học (Pangasius macronema), đây là giống cá có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Hiện nay loài cá này xuất hiện ngoài tự nhiên khá ít và tập trung ở các tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và TP Cần Thơ…

Để phát triển kinh tế, thời gian gần đây nhiều nông dân ở một số tỉnh đầu nguồn sông Mekong đã đánh bắt con giống cá sát sọc ngoài tự nhiên mang về nuôi trong bè trên sông Tiền và sông Hậu bằng thức ăn công nghiệp để bán thương phẩm. Hiện cá sát sọc bán ngoài thị trường với giá khá cao từ 120.000 - 130.000 đồng/kg, còn vào nhà hàng giá bán từ 250.000 - 300.000 đồng/kg.

Lần đầu tiên cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá sát sọc nước ngọt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lần đầu tiên cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá sát sọc nước ngọt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo nhóm thực hiện đề tài sau gần 4 năm nghiên cứu đây là lần đầu tiên kích thích sinh sản nhân tạo thành công cá sát sọc và dự kiến giống này sẽ được nhân rộng cung cấp cho người nuôi vào năm 2023. Đề tài nghiên cứu này được Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ tài trợ.

Xem thêm
Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.