| Hotline: 0983.970.780

Cao thủ nuôi ốc bươu đen sinh sản nhân tạo và thương phẩm

Thứ Ba 26/11/2019 , 08:25 (GMT+7)

Ông Lê Hoàng Thanh ở ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) có lãi 35 triệu đồng/tháng.

Mô hình nuôi ốc bươu đen của ông Thanh với diện diện tích 1.200m2 mặt nước nuôi theo tự nhiên, không tốn tiền thức ăn hay công chăm sóc.
Những năm gần đây ốc bươu đen trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây, được tiêu thụ rất lớn nhưng đa phần đánh bắt ngoài thiên nhiên.
Để đáp ứng lượng ốc cho thị trường gần đây ông Lê Hoàng Thanh thả nuôi ốc bươu đen thương phẩm rất thành công, mang lại thu nhập ổn định.
Ông Thanh có 5 công vườn, trên bờ sồng chanh, bưởi và sâu riêng còn dưới nước ông thả nuôi cá chép, mè vinh, tai tượng và rô phi diêu hồng… Thức ăn nuôi cá ngày càng tăng giá nên ông suy nghĩ nhiều cách để giảm chi phí, nên ông quyết định thả ốc bươu đen nuôi chung với cá. 
Sau đó, bắt ốc lên lên làm thức ăn cho cá nhằm hạn chế được chi phí mua thức ăn. 
Năm 2010, ông nhận thấy ốc ngày càng phát triển với cấp số nhân, làm thức ăn cho cá dư thừa, cộng thêm giá ốc bươu đen trên thị trường tăng cao nên ông bắt đầu dưỡng ốc.
Sau khi tìm hiểu sức mua từ thị trường ông thấy, nuôi ốc bán thương phẩm thu lợi cao hơn so với nuôi cá nên ông bắt đầu nghiên cứu và tiến hành lấy trứng ốc đem ấp để tạo nguồn ốc giống.
Cũng theo ông Thanh, ốc bươu đen đẻ quanh năm nhiều nhất vào mùa mưa từ tháng 6-11 hàng năm.
Trứng mới đẻ có màu trắng trong và chuyển sang trắng đục khi trứng sắp nở.
Sau khi trứng nở, ốc con rơi xuống nước. Sau vài ngày vỏ cứng dần, chúng tự bò đi kiếm các chất hữu cơ phân hủy trong nước để ăn và lớn dần.
Khoảng 5 - 6 tháng tuổi ốc sẽ trưởng thành có thể thu hoạch khoảng 25-30 con/kg. 
Để tỷ lệ ốc con nở  đạt cao hơn, ông thu trứng ốc đẻ ngoài ao để vào thùng ấp, tạo độ ẩm thích hợp giống như bên ngoài thiên nhiên và thành công khi cho trứng ốc nở theo ý muốn.
Khi ốc đã nở đạt yêu cầu thì đem thả xuống vèo trong vèo rồi nuôi dưỡng khoảng vài tuần, sau đó ốc tự bò ra ngoài ao tìm thức ăn sinh sống nên cách nuôi ốc từ con nhỏ như vậy tỷ lệ ốc sống đạt 100%. 
Đối với ốc bươu đen bắt ngoài tự nhiên mang về thả vào ao nuôi một lượt thường tỷ lệ sống rất thấp có thể ốc chết 100% do thay đổi môi trường đột ngột nguyên nhân thiếu oxy.
Ông Thanh chia sẻ thêm: Trước tiên ốc bắt ngoài thiên nhiên về không nên thả một lượt xuống ao mà nên đổ ốc gần mé ao rồi tưới nước lên ốc để tự nhiên ốc sẽ bò xuống ao tìm chổ sinh sống. Cách làm như vậy ốc nuôi ít bị hao hụt mà còn mau lớn.
Ngoài ra ông Thanh còn nghiên cứu nguồn thức ăn có sẳn trong thiên nhiên để ốc phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Ông tiến hành ủ lục bình, bông súng, cỏ, rơm, bèo tai tượng trong vòng 5 – 10 ngày cho mục sau đó bắt ốc bỏ vào từng thau có chứa từng loại thức ăn đã được ủ mục. 
Sau thời gian nuôi thí nghiệm, ốc sống ở trong bèo thịt mập mau lớn, kế đến là nuôi cùng với bông súng và lục bình, còn nuôi bằng cỏ, rơm, ốc phát triển chậm và không mập. 
Nguồn thức ăn cho ốc được ông Thanh xử lý như sau: Thả bèo với mật độ dày, chiếm khoảng 1/3 diện tích mặt ao để có đủ lượng thức ăn cho chúng. Ốc sẽ tự đi tìm thức ăn, đặc biệt là thức ăn xanh nên thịt ốc khá dai và giòn. Khi cần, người nuôi có thể bổ sung thêm nguồn thức ăn từ gạo tấm, cám giúp cho ốc mau lớn và nhiều thịt.
Ông Thanh thu hoạch ốc theo từng đợt, tuần thu hoạch 1 lần khoảng từ 30 – 40kg/1000m2 mặt nước. Thương lái đến tận ao thu mua với giá từ 60.000 – 65.000 đồng/kg bán cho nhà hàng và quán ăn đặc sản ở TP.Cần Thơ. Còn ốc giống 4-5 ngà tuổi ông bán giá 500 đồng/con
Chỉ tính riêng thu nhập từ ốc bươu đen và tiền bán con giống mỗi tháng cho thu lãi trên 35 triệu đồng. Bên cạnh đó, từ vườn cây ăn trái và cá, mỗi năm ông lời thêm trên 100 triệu đồng.

Ông Thanh cho biết thêm: mô hình nuôi ốc bươu đen là mô hình khá nhàn rỗi, không cần vốn nhiều, không đầu tư thức ăn nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập gia đình ổn định. Ngoài ra ông còn chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều bà con ở ĐBSCL nuôi ốc, nông dân có thể mua ốc giống và được tư vấn kỹ thuật miễn phí.
Bên cạnh đó ông còn lắp túi Biogas, ông dùng bèo cung cấp cho túi Biogas, khi bèo phân hủy tạo ra khí đốt, đủ để gia đình nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày.
Chất thải từ Biogas được đưa vào ao để tạo nguồn dinh dưỡng nuôi cá sặc rằn, nuôi bèo, giúp bèo phát triển tốt mà không cần dùng phân hóa học. Tạo nguồn thu nhập và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đặc biệt khí đốt được sử dụng từ việc ủ bèo tai tượng tạo nguồn năng lượng sạch, góp phần bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.                                              

 

Xem thêm
Nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận Mô hình nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với chăn nuôi đại trà.

Phòng, chống bệnh động vật, khống chế dịch tả heo Châu Phi

Kiên Giang Bệnh dịch tả heo Châu Phi đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi, môi trường và nguồn cung thực phẩm.

Phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ

SƠN LA Thiệt hại do sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây ra có thể lên tới 80 - 100% nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...