| Hotline: 0983.970.780

“Cú sốc Trump” với giáo dục Mỹ

Sinh viên quốc tế 'ngấm đòn'

Thứ Năm 16/07/2020 , 06:10 (GMT+7)

Kể từ khi Trump lên nhậm chức, sinh viên nước ngoài phải đối mặt với những thách thức lớn hơn khi đến Mỹ.

Tổng thống Trump cùng các chính sách về thị thực đang khiến nền giáo dục Mỹ lâm vào hỗn loạn. Ảnh: AP.

Tổng thống Trump cùng các chính sách về thị thực đang khiến nền giáo dục Mỹ lâm vào hỗn loạn. Ảnh: AP.

Sự lựa chọn khó khăn

Thay đổi quy tắc do Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) mới ban hành cho biết, chỉ những sinh viên chuyển sang các khóa học với người giảng trực tiếp mới được phép ở lại trong nước.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ không cấp thị thực cho sinh viên theo học tại các trường hoặc chương trình hoàn toàn trực tuyến cho học kỳ mùa thu. Ngoài ra, Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ sẽ không cho phép những sinh viên này nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Lệnh bổ sung rằng các sinh viên đã ở trong nước phải rời khỏi Hoa Kỳ hoặc bị trục xuất nếu các lớp học của họ hoàn toàn trực tuyến.

Một phần lý do cho các quy tắc mới của ICE này có thể nhằm buộc các trường cao đẳng và đại học phải mở cửa trở lại với sự vội vàng, không chắc chắn của chính quyền Trump.

Tin tức đã giáng một đòn mạnh vào những sinh viên như João Cardoso, học sinh năm cuối tại Đại học Yale, đến từ Bồ Đào Nha với visa sinh viên F-1.

Nếu Cardoso rời khỏi nước Mỹ, số tiền do Yale tài trợ phòng ở cho anh có thể biến mất, và khả năng kiếm tiền của anh cũng vậy.

Sinh viên nước ngoài có thị thực tạm thời F-1 và M-1 như Cardoso sẽ không còn lựa chọn ở gần trường nếu chỉ tham gia các lớp học trực tuyến.

“Tin tức này làm một thảm họa vì tôi không còn an toàn ở đây nữa”, anh cho biết.

Giống như Cardoso, sinh viên Pakistan Taimoor Ahmed, là một trong hàng trăm ngàn người nước ngoài đăng ký vào các trường đại học Mỹ hiện đang lo sợ cho tương lai.

"Tôi có thể bị ảnh hưởng nếu họ không cung cấp bất kỳ loại lớp học cá nhân nào", Ahmed, sinh viên công nghệ thông tin tại Đại học Cal State ở Los Angeles nói.

"Tôi lo ngại. Điều này có khả năng thay đổi tương lai và kế hoạch của tôi", chàng trai 25 tuổi nói với AFP.

Harvard và MIT đã đưa ra một vụ kiện, yêu cầu tòa án hủy bỏ lệnh mà Chủ tịch Harvard Lawrence Bacow nói rằng đã ném giáo dục đại học ở Mỹ "vào hỗn loạn".

“Chúng tôi tin rằng quy định của ICE là chính sách công cộng tồi tệ và là điều bất hợp pháp”, ông Bacow phát biểu.

Nhưng hành động này không thể giảm bớt những lo lắng của sinh viên nước ngoài.

"Tôi thực sự sợ hãi", một sinh viên Ấn Độ tốt nghiệp tại một trường đại học lớn ở Texas, người yêu cầu không nêu tên, nói.

Cô dự định tiếp tục tham gia các lớp học trực tuyến vào mùa thu nhưng giờ bắt buộc phải quay lại trường - trong bối cảnh các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng vọt - hoặc bị trục xuất.

"Tôi không có ai chăm sóc nếu chẳng may bị bệnh. Chi phí điều trị y tế ở Mỹ là rất cao", cô gái 25 tuổi nói thêm.

Các sinh viên quốc tế đang chới với trong nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ của Trump buộc các trường đại học và trường học phải mở cửa trở lại hoàn toàn vào tháng 9, phục vụ cho chiến dịch tái tranh cử của ông.

Một sinh viên tốt nghiệp Ấn Độ, học ngành kỹ thuật điện tại một trong những trường đại học hàng đầu ở Arizona, nơi virus cũng đang gia tăng, nói với AFP: "Quy tắc thực sự, thực sự tàn nhẫn".

Vrinda, sinh viên thạc sĩ tâm lý học tại Đại học Bang New York ở Plattsburgh cho biết, chính sách mới đã thay đổi cách cô suy nghĩ về chuyện học hành tại Hoa Kỳ.

“Tôi từng có rất nhiều trải nghiệm tích cực ở đây ", Vrinda nói," nhưng giờ đây, tôi sẽ không đề nghị sinh viên nước ngoài đến Mỹ”.

Sinh viên quốc tế - Đích ngắm của Trump

Đó chỉ là cách mới nhất mà Tổng thống Donald Trump nhắm vào các sinh viên nước ngoài.

Trong những năm gần đây, ông từng tìm cách kiểm soát các chương trình thị thực cho phép sinh viên nước ngoài có được kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp, chủ trì các hoạt động loại bỏ gian lận visa của sinh viên…

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2015, Trump lên tiếng ủng hộ việc giữ sinh viên nước ngoài ở Mỹ. Nhưng khi lên nhậm chức, Trump đang làm ngược lại.

Trump áp đặt các hạn chế đối với các chương trình thị thực cung cấp một lộ trình cho sinh viên ở lại Mỹ lâu dài, bao gồm cả chương trình thị thực H-1B dành cho lao động tay nghề cao.

Hơn 85.000 người nhập cư có được thị thực H-1B dành cho công nhân lành nghề hàng năm, bao gồm hàng ngàn cho công nhân làm việc cho các đại gia công nghệ như Google và Amazon.

Đó là một kênh thu hút tài năng nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực STEM (khoa học máy tính, kỹ thuật, giáo dục và toán học).

Trong đại dịch, Trump ký một tuyên bố tạm thời ngăn chặn công nhân nước ngoài đến Mỹ bằng thị thực H-1B và thị thực khác cho đến cuối năm nay.

Theo một quan chức chính quyền cấp cao, Trump cũng theo đuổi các cải cách đối với chương trình sẽ khiến cho những người lao động mới chỉ tốt nghiệp các trường đại học Hoa Kỳ gặp khó khăn hơn khi nhập cảnh.

Trump cũng đã tìm cách kiềm chế gian lận visa sinh viên, sử dụng những gì nhiều người ủng hộ coi là phương pháp nghi vấn.

Quy tắc mới dường như để phục vụ hai mục tiêu chính trị của Trump, có thể nói cả hai đều mang tính hoang tưởng.

Thứ nhất, hạn chế nhập cư hợp pháp các chủng tộc không phải người da trắng vào Mỹ. Thứ hai, buộc các doanh nghiệp mở cửa trở lại để gây cảm giác về sự bình thường giữa một cuộc khủng hoảng y tế công cộng lớn.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm