| Hotline: 0983.970.780

Sơn La: 42 bài thi Ngữ văn bị hạ điểm, bài chênh nhiều nhất 4 điểm

Thứ Tư 25/07/2018 , 19:38 (GMT+7)

Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La vừa có kết quả chấm thẩm định môn Ngữ văn. Theo đó, có 42 bài thi bị hạ điểm sau chấm thẩm định.

Bài thi bị hạ điểm nhiều nhất là từ 8,5 xuống 4,5, chênh lệch 4 điểm.

16-06-23_gd-_son_l_25-7
Bài thi bị hạ điểm nhiều nhất là từ 8,5 xuống 4,5, chênh lệch 4 điểm

Trước đó, chia sẻ thông tin với báo chí, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết có 30 bài điểm chênh tối thiểu là 0,5, và 12 bài chênh từ 1 điểm trở lên.

Tổ công tác Bộ GD-ĐT đã đối chiếu điểm thi trên bài thi của tất cả các thí sinh với biểu kết quả chấm thi được in ra từ phần mềm hỗ trợ chấm (điểm đã nhập vào máy). Kết quả sau khi đối chiếu, cơ bản điểm ghi trên bài thi môn Ngữ văn với điểm trên máy tính giống nhau. Tuy nhiên, hơn 10 bài thi có sự khác nhau giữa điểm ghi trên bài thi và điểm đã nhập vào máy (chênh lệch từ 0,25 đến 2,0 điểm).

Bên cạnh đó, Hội đồng chấm thẩm định đã tiến hành chấm thẩm định 110 bài thi môn Ngữ văn nghi vấn có dấu hiệu điểm cao bất thường.

Với môn Ngữ văn, Hội đồng chấm thẩm định quyết định sử dụng kết quả chấm thẩm định của 110 bài thi môn Ngữ văn để thay thế cho kết quả chấm các bài thi này do Hội đồng thi Sở GD- ĐT Sơn La đã công bố ngày 11/7/2018.

Kết quả chấm thẩm định của 110 bài này được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN năm 2018 theo quy chế. Với các bài thi trắc nghiệm, tạm thời vẫn công nhận kết quả thi các môn trắc nghiệm của các thí sinh đã được công bố ngày 11/7/2018.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.