| Hotline: 0983.970.780

Sống chậm lại để cuộc đời thi vị

Thứ Ba 19/03/2013 , 10:53 (GMT+7)

Với dân công sở, xe đạp giờ không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là cách thể hiện phong cách "độc", cá tính mạnh mẽ của người sở hữu.

Cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng vội vã, hối hả với nhu cầu sử dụng những phương tiện thời thượng như ô tô, xe máy tăng đến chóng mặt. Bên cạnh nhịp sống hối hả đó, vẫn còn những người đi xe đạp với phong cách độc đáo.

"Classic Form" phối đồ thời trang

Chị Trần Bích Việt, Trưởng bộ phận marketing của tạp chí hàng không Travellive, một trong những cán bộ quản lý trẻ nhất ở cơ quan nhưng lại có thói quen khá... "cổ điển" là đi xe đạp gặp gỡ khách hàng từ hai năm trở lại đây.

Với gu thẩm mỹ đầy cá tính, chị Việt chọn cho mình dòng xe Classic Form của Nhật, hàng cũ nhưng chất lượng còn rất tốt để "chế" các phụ kiện xe cho hợp với dáng mình.

Chị Việt tự thiết kế cho chiếc xe đạp Nhật trở nên thanh thoát và điệu đà với những phụ kiện như giỏ, khóa... đều được lựa chọn cẩn thận.

"Nhờ thế mà mình có thể mặc những bộ đầm, giày cao gót hay phối các phong cách thời trang như công sở, thể thao... khác nhau để đi xe đạp," chị Việt hồ hởi kể.


Dân công sở có xe đạp là bạn đồng hành mới.

"Khách hàng lúc nào cũng dành lời khen cho thói quen và phong cách sử dụng xe đạp của mình đầu tiên. Từ đó, mọi thứ liên quan đến công việc cũng được 'đầu xuôi, đuôi lọt', dễ dàng để lại ấn tượng cho khách hàng," chị Việt chia sẻ.

Không chỉ là người phụ nữ trẻ đẹp, nhờ đạp xe, chị Việt đã tạo thiện cảm và gây ấn tượng với rất nhiều khách hàng bởi nét cá tính khó tìm. Một người phụ nữ năng động, điệu đà, với chiếc xe đạp ăn nhập theo phong cách khiến chị luôn nổi bật và gần gũi.

Không chỉ thế, theo chị Việt, nhiều khách hàng còn nhờ chị giới thiệu chỗ mua xe và thiết kế xe giúp họ. Bởi thế, mỗi lần ra đường, không ít đấng mày râu phải ngoái nhìn chị với những tiếng trầm trồ.

"Các bạn trẻ thời nay hầu hết ưa chuộng những phương tiện hiện đại, đắt tiền để thể hiện cá tính hay đẳng cấp thì riêng mình lại nghĩ khác, mình tìm được một thứ giản dị mà vẫn thể hiện được bản thân một cách khác biệt," chị Việt nói.

Anh Nguyễn Tất Quân, hiện đang làm Quản lý chương trình tại Quỹ Australia vì Nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) có một tình yêu đặc biệt với việc đi xe đạp.

Anh Quân bắt đầu sử dụng xe đạp đi làm từ năm 1997, và cho đến nay đã hơn hơn 10 năm, anh vẫn duy trì thói quen đó như một cách thư giãn và rèn luyện sức khoẻ. Mọi di chuyển của anh đều sử dụng xe đạp, từ đi làm, đi họp tới đi chơi, công việc gia đình...

Nhà anh Quân cách cơ quan khoảng 10 km, thời gian anh đi làm phải mất từ 50 phút đến một tiếng mới đến nơi, vậy mà anh chưa bao giờ đến muộn. Dù nắng hay mưa, anh vẫn “trung thành” với chú “ngựa sắt” của mình.

Do yêu cầu công việc, anh còn phải thường xuyên đi họp, dự hội thảo tại các khách sạn lớn, vậy mà anh vẫn chọn bạn đồng hành của mình là chiếc xe đạp địa hình quen thuộc. Vài năm trước, anh Quân còn nhận được những cái nhìn "kỳ lạ" từ những người trông xe tại các khách sạn sang trọng, thậm chí họ còn từ chối cho anh gửi xe với lý do "không có vé dành cho xe đạp".

"Giờ họ đã quá quen với hình ảnh gặp một số người ăn mặc lịch sự cưỡi xe đạp đến làm việc rồi, mình cũng không còn gặp phải những trở ngại nữa," anh Quân cười.

Để sống chậm lại

Không chỉ là có lợi về sức khoẻ, giữ dáng, chị Việt coi việc đạp xe như một cách thư giãn tuyệt vời sau giờ làm việc căng thẳng.

"Công việc áp lực, việc đi xe đạp cũng giống như chúng ta dành thời gian để sống chậm lại, nhìn cuộc đời, nhìn con người, ngắm cuộc sống đang diễn ra xung quanh vậy," chị Việt chia sẻ.

Không phải ai cũng có thể kiên trì hoặc có ý chí dành nhiều thời gian đi xe đạp như anh Quân. Những ngày nghỉ, nếu anh không dành vài tiếng đi dạo bằng xe đạp khiến anh bứt rứt vô cùng, như một người lên cơn "nghiện" vậy.

Cùng chia sẻ quan điểm này, anh Quân nhận thấy việc hàng ngày "cố tình" đi qua những con đường ven hồ hay nhận những lời bình luận của những người đi đường như: "Mình cũng thích đi xe đạp như vậy", "Về mua một cái cho chồng/vợ nhé" kèm theo nhiều lời tán thưởng, những cái nhìn thiện cảm... khiến cuộc sống của anh thêm phần thi vị.

"Ai cũng nói đi xe đạp tốt cho sức khỏe, là bảo vệ môi trường... nhưng thực tế sau một thời gian họ đều có ‘lý do chính đáng’ để từ chối việc đi xe đạp. Mình đã từng có ý định thành lập một nhóm đi làm bằng xe đạp nhưng để thay đổi từ nhận thức đến hành động của mọi người rất là khó," anh Quân nói.

Gần đây, việc sử dụng xe đạp được nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau. Các bạn trẻ thường lập các nhóm đi xe đạp vì môi trường, đi làm từ thiện, tổ chức các chuyến "phượt" bằng xe đạp... đó là những phong trào vô cùng tích cực, là tín hiệu đáng mừng cho văn hóa đạp xe trở lại.

Tuy nhiên, để việc đi xe đạp trở thành một phong cách đặc biệt, một thói quen thực sự thuần túy như đối với anh Quân hay chị Việt là điều không dễ và hiếm người làm được.

(Vietnam+)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm