| Hotline: 0983.970.780

Sự thật về "thần dược" linh chi

Thứ Tư 25/04/2012 , 15:31 (GMT+7)

Nhiều người đang mua loại nấm linh chi xanh nghĩ chữa được bách bệnh như ung thư, viêm gan, xơ gan…

Nhiều người đang mua loại nấm linh chi xanh nghĩ chữa được bách bệnh như ung thư, viêm gan, xơ gan… nhưng thực tế theo các chuyên gia, linh chi không có tác dụng chữa bệnh và công dụng của nó chỉ là trà thanh nhiệt.

Nấm ít, chất thải nhiều

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, linh chi xanh là tên loại nấm tự nhiên mọc trên cây lim trong rừng. Thực chất loại linh chi này không phải là màu xanh mà là màu đen, quả thể nhỏ hơn linh chi thông thường. Theo Đông y, linh chi này có tính mát, vị đắng, ngọt... có tác dụng vào can thận uống để làm mát và giải độc. Nhiều người cho rằng, linh chi nói chung và linh chi xanh nói riêng có tác dụng kháng tế bào ung thư nhưng thực tế chưa được kiểm chứng nên nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, viêm gan, xơ gan... mà thôi. Đặc biệt, các hoạt chất của linh chi chủ yếu là ở tai nấm nhưng vì giá thành cao nên người ta đã lấy cả cây nấm để bán, thành thử tác dụng rất ít.

Theo TS Nguyễn Thị Bích Thu, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu T.Ư, linh chi được phân thành 6 loại nấm linh chi như màu xanh (thanh chi), màu hồng (xích chi, đơn chi), màu vàng (hoàng chi), bạch chi (ngọc chi), hắc chi (huyền chi), màu tím (tử chi). Trên thị trường có rất nhiều loại linh chi khác nhau với giá cả không giống nhau, để nhận biết linh chi thật - giả chỉ có cách kiểm nghiệm mà thôi. 


Người thể hàn, dương hư không dùng được linh chi.

Không có tác dụng chữa bệnh

BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, linh chi được quảng cáo là thảo dược siêu hạng cho sức khoẻ: Tốt cho hệ tuần hoàn, ổn định huyết áp, lọc sạch máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu, làm cho da dẻ hồng hào, tăng cường sinh lý... đặc biệt kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, bảo vệ gan, thậm chí nhiều người khỏi ung thư vì uống linh chi... Nhưng thực tế, theo BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng các loại linh chi đều có tác dụng tương tự nhau, chỉ có tác dụng làm chè, uống thanh nhiệt, làm mát cơ thể chứ không có tác dụng chữa bệnh. Ngay cả với bệnh nhiệt miệng nếu chỉ uống nguyên linh chi thì cũng không thể khỏi bệnh chứ nói gì đến điều trị ung thư, xơ gan... Thực tế trong hơn 1,7 vạn bài thuốc chữa bệnh của Đông y thì chỉ có 5 bài có sử dụng linh chi phối hợp với các vị thuốc khác. Hơn nữa, những người thể hàn, dương hư (hay bị đi ngoài) thì không dùng được linh chi.

ThS Đoàn Lực, Trưởng khoa Chống đau, Bệnh viện K khẳng định, linh chi và thuốc Nam không thể chữa ung thư, nhiều người đã bị tai biến nặng, mất cơ hội điều trị vì nghe theo các lời đồn thổi này. Chỉ có thể dùng linh chi để hỗ trợ điều trị. 

Linh chi chất lượng tốt thì hai mặt không bị mọt, mặt dưới có màu từ vàng chanh nhạt đến trắng. Nếu dùng linh chi nấu nước uống, nên chọn nấm có kích thước vừa phải, đường kính 8 - 20cm. Ở kích cỡ này, nấm chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, hàm lượng các hợp chất polysaccharide và triterpen còn cao nên dễ ly trích (hòa lẫn) khi nấu trong nước.

Theo Kienthuc

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm