| Hotline: 0983.970.780

Sự tiếp tay và “cơn bão” sau những quyết định

Thứ Sáu 24/12/2010 , 10:01 (GMT+7)

Vì sao cây cổ thụ có thể ngang nhiên ào ào đi Trung Quốc trong sự bất lực trước sự bức xúc của  dư luận và đặc biệt là cơ quan chuyên trách bảo vệ rừng - lực lượng kiểm lâm? NNVN đã đi tìm câu trả lời và chứng kiến những sự tréo ngoe. 

>> Công nghệ ''hợp thức hoá'' cây rừng cổ thụ
>> Máu rừng ào ào chảy qua Trung Quốc

Vô tư tiếp tay 

Miền Tây xứ Nghệ thực sự là một thủ phủ của cây cảnh cổ thụ từ mấy năm nay. Dọc quốc lộ 48 chạy từ Quỳnh Lưu lên các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quế Phong… đầy rẫy những điểm tập kết cây cảnh cổ thụ trước khi xuất ra ngoại tỉnh và đi Trung Quốc. Những “vườn ươm” với đầy đủ các loại cây thịnh hành như lội, sanh, si, săng lẻ, bồ đề… nằm hai bên đường gây cảm giác chẳng khác nào vườn cây cổ thụ đích thực.

Tại Quế Phong, một trong những huyện nhiều cây cổ thụ vào loại bậc nhất tỉnh Nghệ An, tình hình buôn bán có vẻ trầm từ sau khi có lệnh cấm của Chính phủ nhưng vẫn rất dễ dàng để có thể mua một cây cổ thụ ưng ý từ…rừng. Bình, tay lái xe ôm ở thị trấn Kim Sơn cứ khăng khăng đòi dấn mối khi thấy tôi vào vai một tay đi săn cây cảnh cổ thụ. “Chỉ cách đây vài hôm, dân buôn cây cảnh cổ thụ đi như đi củi. Đợt này có vẻ trầm hơn nhưng vẫn còn nhiều, muốn mua bao nhiêu mà chẳng được”.

Như để minh chứng cho lời khẳng định của mình, Bình dẫn tôi vào nhà một người dân ở xã Châu Kim để buôn bán cây cổ thụ vẫn đang còn nằm ở… trên rừng. Chủ nhà tên Th. là người dân tộc Thái nên rất sõi về các loại cây nhưng dường như không thông thạo về giá lắm. Mỗi cây cổ thụ bán theo kiểu này giá tại gốc rất rẻ. 4 cây sanh đường kính cả mét nằm chót vót trên đỉnh quả đồi sau nhà anh Th. chỉ bán giá gốc chưa đến 10 triệu đồng một cây. Khi tôi hỏi là có biết những cây cổ thụ này là cây rừng không thì nhận được câu trả lời mà bất cứ người nào cũng không thể lăn tăn gì thêm: “Ở đây làm gì có cây vườn”.

Thấy vẻ ngán ngẩm của tôi, Bình vốn là một tay buôn cây cảnh cổ thụ nhưng không biết “đường đi nước bước” đành giải nghệ nên phân tích rất chi li: “Giá bán tại gốc cây cổ thụ rất rẻ, người ta thấy tiền tươi là thích rồi, có biết giá trị đích thực của cây cổ thụ ra sao đâu. Trên rừng thì nhiều, cần bao nhiêu cũng có, kiếm tiền dễ thế cơ mà. Phủi tay là có tiền triệu nên ai chẳng ham”.

Tiếp tục tìm hiểu, tôi vào xã Châu Kim (huyện Quế Phong). Dù ông Lương Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định rằng tình trạng buôn bán cây cảnh cổ thụ trên đia bàn được kiểm soát rất chặt chẽ với các thủ tục cấp giấy nhằm tạo điều kiện cho cây cổ thụ có thể đi xa nhưng theo “chỉ điểm” của lực lượng kiểm lâm thì đây chính là nơi “cán bộ xã và kiểm lâm địa bàn đã xác nhận 3 cây sanh của ông Lương Văn Trường ở bản Muồng dù cho trong vườn nhà ông chẳng có cây nào”.

Ông Sơn cũng thừa nhận việc bán cây cổ thụ ồ ạt như là một giải pháp để người dân ở xã nghèo này xây dựng nhà 167. Người xác nhận cho ông Trường là ông Lô Hải Văn, khi đó còn là Phó Chủ tịch UBND xã nhưng sau đại hội Đảng bộ xã vừa rồi đã trúng chức Bí thư Đảng ủy xã. Gợi chuyện cây cảnh ông Văn tỏ ý dè dặt nhưng rồi cũng giải thích: “Thì tôi cứ tưởng trong vườn ông Trường có cây thật. Với lại cây cũng gần chết, ông ấy có nhu cầu làm nhà nên ký cho thôi”.

Với kiểu "xác minh" của chính quyền như thế chẳng trách Châu Kim vốn là đất rừng vàng lại trở thành chợ cây cổ thụ di động.

Bão nổi sau những quyết định 

Giải thích về thực trạng cây cảnh cổ thụ ào ào đi Trung Quốc chẳng khác nào một cơn bão, những cán bộ kiểm lâm mà tôi tiếp xúc đều cho rằng, nguyên nhân một phần rất lớn là do quy định về kiểm tra kiểm soát lâm sản có kẽ hở. Kèm theo đó là những quyết định chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp, đât rừng trồng cao su của các địa phương đang vô tình “tạo điều kiện” cho cơn sốt buôn bán cây cảnh cổ thụ bùng phát. “Khi chuyển đổi một diện tích rừng tự nhiên hành rừng sản xuất và đất nông nghiệp thì khoảng cách giữa các loại rừng và đất là rất mong manh. Xét về chính sách là đúng nhưng thực tế việc một cây cổ thụ chạy từ rừng tự nhiên sang rừng sản xuất là quá đơn giản. Người ta có thể đào cây ở rừng tự nhiên sau đó mang sang rừng có thể khai thác rồi dựng “hiện trường giả” bằng cách đào hồ trồng. Sau đó chỉ cần một cái đơn xin bán “cây vườn” được chính quyền xã và kiểm lâm địa bàn xác nhận là có thể đi đâu thì đi. Ở Nghệ An thực trạng này là quá phổ biến” - ông Lê Văn Thái, Đội trưởng đội kiểm lâm số 3 (Chi cục Kiểm lâm Nghệ An) phân tích.

+ “Chúng tôi cam đoan là kiểm lâm tỉnh Nghệ An đã làm mọi cách để kiểm soát nhưng khó vì không có một chế tài nào để xử lý cả. Thành ra dù ngành có làm mạnh tay đôi khi còn rước hoạ vào thân chứ chẳng thay đổi được gì. Giữ xe chở cây cổ thụ đôi khi phải bồi thường chứ chẳng chơi" - Ông Cao Ngọc Bính, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An:

+ Các quyết định về việc chuyển đổi rừng và quản lý vận chuyển lâm sản không chỉ nảy sinh vấn đề chảy máu cây cổ thụ mà còn gây ra những kẽ hở trong việc kiểm soát gỗ. Rất nhiều doanh nghiệp nhập gỗ rồi xuất gỗ mập mờ nhưng họ đều có những giấy tờ phù hợp nên lực lượng kiểm lâm cũng bất lực. Dư luận cho rằng, những quyết định trên dù chính sách đúng đắn nhưng có những kẻ hở đã tạo điều kiện cho các DN "lách luật" và cần phải xem xét lại..

Lời ông Thái không phải không có cơ sở bởi khi PV NNVN đi thực tế các huyện miền Tây xứ Nghệ thì ranh giới giữa vườn và rừng rất mong manh. Ở xã Châu Kim thậm chí nhiều hộ dân không thể biết cây cổ thụ thuộc đất vườn hay đất rừng vì nằm giữa khoảng giao không rõ ràng. Ngay như trường hợp nhà ông Th, kêu người bán cây thì cứ khăng khăng là cây vườn nhưng thực tế khi chúng tôi hỏi ra thì mới biết đấy là… rừng tự nhiên.

Cùng với Nghệ An, tại Hà Tĩnh cũng chưa bao giờ xuất hiện cây cổ thụ nhiều như thời gian vừa qua. Những khái niệm “cây đại ngàn về vườn đại gia”, “cơn bão cây cảnh cổ thụ tuồn về vườn”… liên tiếp được nhắc đến nhưng dường như ai cũng mặc nhiên xem đó là cây vườn trồng được và thực trạng chảy máu cây rừng cổ thụ vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Huyện Hương Khê, một trong những huyện miền núi của Hà Tĩnh vốn tập trung nhiều chủ đầu nậu sống nhờ rừng cũng nhanh chóng bắt hơi vào mặt hàng siêu lợi nhuận là cây cảnh cổ thụ.

Thực ra, chuyện lôi cây cổ thụ trên rừng về làm đại cảnh đã diễn ra ở đây từ nhiều năm khi mà các đại gia đồ gỗ đôi lúc lấy cây cảnh cổ thụ làm thước đo đẳng cấp với nhau. Cây to, cây nhiều cứ ngồn ngộn chảy từ rừng về nhà hết sức ngang nhiên. Cho đến đầu năm nay khi mà cơn sốt cây cổ thụ đi Trung Quốc thì những đại gia này cũng thức thời chuyển sang kinh doanh và kiếm rất bộn tiền. Một tay lái cây cảnh cổ thụ nhỏ lẻ dẫn tôi đi hàng chục khu vườn ở các xã Hương Bình, Hương Long, thị trấn Hương Khê... để chỉ những cây cổ thụ vào loại hàng khủng mà các đại gia thuê người "hốt" từ rừng về. Những gốc cây được bọc lưới rất tỉ mỉ với đường kính ít nhất là một mét mà các đầu nậu khẳng định khi lọt được đến biên giới Lạng Sơn thì trở nên vô giá. Chỉ cần một chuyến là có thể đổi đời nên chẳng lạ khi ở Hương Khê có rất nhiều những khu vườn bạc tỷ như thế.  

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm