| Hotline: 0983.970.780

Syngenta kiến tạo giá trị tích cực cho cộng đồng

Thứ Tư 25/05/2022 , 07:15 (GMT+7)

Cùng với sự đồng hành cùng ngành nông nghiệp Việt Nam, Syngenta luôn ý thức và nỗ lực thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh chia sẻ với cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Hành trình đến với Làng Hi Vọng 

Đoàn công tác của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam đặt chân đến Làng Hi Vọng (Thanh Khê, Đà Nẵng) vào một buổi sáng tháng 5/2022. Tiếng cười, nói rộn ràng của các em nhỏ khi đón đoàn khiến mọi người đều cảm thấy vui vẻ, háo hức. Sau lời hỏi thăm ân cần, những phần quà, học bổng với tổng giá trị 118 triệu đồng đã được đại diện Syngenta trao tận tay các em nhỏ và những nhân viên hỗ trợ tại đây.

Đại diện Syngenta Việt Nam trao quà tặng và học bổng cho lãnh đạo Làng Hy Vọng (Đà Nẵng). 

Đại diện Syngenta Việt Nam trao quà tặng và học bổng cho lãnh đạo Làng Hy Vọng (Đà Nẵng). 

Em Lê Thị Tú, một trong những em nhỏ sống tại Làng Hi Vọng đã có những chia sẻ khiến chúng tôi vô cùng cảm động. Trò chuyện với chúng tôi, em vừa hớn hở, vui mừng nhưng vẫn giữ một chút ngại ngùng của một đứa trẻ. Em Tú bộc bạch rằng: Em mồ côi cha từ nhỏ, một mình mẹ không nuôi nổi 4 chị em đang tuổi ăn, tuổi học nên thời gian qua em đã nương tựa tại Làng Hi Vọng.

Cũng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em không thể đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Em luôn ao ước rằng có một ngày mình sẽ được cắp sách đến trường. Hôm nay, được sự chăm lo tại Làng Hi Vọng, được các mạnh thường quân như Công ty Syngenta giúp đỡ, em đã có thể thực hiện được ước mơ của mình.

Nghẹn lời vì xúc động, em Tú lí nhí nói rằng: Sẽ cố gắng học tập thật tốt để thành tài, không phụ lòng mong mỏi của các mẹ, các thầy cô cũng như đơn vị hỗ trợ học bổng là Công ty Syngenta. Bên cạnh đó, có thể đóng góp một phần nhỏ công sức của mình phụ giúp các em nhỏ hơn tại Làng Hi Vọng.

Không giấu được niềm vui, ông Phan Thành Vinh, Giám đốc Làng Hi Vọng chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất may mắn khi Làng Hi Vọng được Công ty Syngenta chọn để hỗ trợ. Chúng tôi rất cảm kích và trân trọng tấm lòng của các mạnh thường quân trên khắp cả nước, trong đó có Công ty Syngenta Việt Nam đã không quản ngại xa xôi đến đây thăm và trao quà cho các em. Trong những năm gần đây, tình hình tài chính của Làng rất khó khăn, đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa. Đóng góp của Công ty Syngenta có ý nghĩa rất lớn để hỗ trợ các em nhỏ được ăn ở, học hành và theo đuổi ước mơ của mình”.

Niềm vui của các em nhỏ Làng Hi Vọng khi nhận được quà tặng và học bổng từ Syngenta Việt Nam.

Niềm vui của các em nhỏ Làng Hi Vọng khi nhận được quà tặng và học bổng từ Syngenta Việt Nam.

Mái ấm Syngenta, nơi bình yên trở về

Trong suốt hơn 30 năm hoạt động tại Việt Nam, Syngenta không ngừng nỗ lực mang đến những giải pháp công nghệ tiên tiến giúp cải thiện điều kiện trồng trọt cho nông dân và nâng cao chất lượng cây trồng. Bên cạnh đó, Công ty đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng đến cộng đồng, góp phần làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa và tươi đẹp hơn.

Ngoài ra, trong hơn 10 năm triển khai chương trình “Mái ấm Syngenta”, Công ty đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển phồn thịnh của cộng đồng nông thôn. Thông qua chương trình này, Syngenta đã trao tặng 130 ngôi nhà cho 130 nông dân nghèo tại 40 tỉnh/thành trên cả nước, giúp họ có chỗ ở ổn định và yên tâm sản xuất.

Ngoài ra, với tinh thần sẻ chia cùng cộng đồng, hàng năm nhân viên của Công ty Syngenta đều tự nguyện đóng góp một phần lương của mình để trao tặng những phần quà thiết thực như: Tặng máy lọc nước cho các trường tiểu học; tặng áo ấm, cặp sách cho trẻ em nghèo tại các tỉnh miền núi phía Bắc; tặng chăn ấm cho nông dân nghèo tại miền Trung…

Syngenta Việt Nam trao quà tặng cho nông dân nghèo tại Thừa Thiên - Huế.

Syngenta Việt Nam trao quà tặng cho nông dân nghèo tại Thừa Thiên - Huế.

Cải thiện vệ sinh môi trường cho người dân nông thôn

Syngenta luôn ưu tiên đảm bảo sức khỏe của người dân nông dân, công ty đã hướng dẫn 400.000 hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trao tặng hơn 3.000 bộ quần áo bảo hộ và hàng trăm tủ đựng thuốc BVTV cho nông dân.

Đặc biệt, chương trình “Môi trường sạch, cuộc sống xanh” vẫn được Syngenta duy trì trong 7 năm qua nhằm giúp nâng cao nhận thức của hơn 15.000 nông dân về bảo vệ môi trường, thu gom khoảng 80 tấn bao bì thuốc BVTV trên các cánh đồng ở 15 tỉnh thành trên cả nước. Từ đó, góp phần xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Có thể thấy rằng, bất kể hành trình nào của bà con nông dân đều có dấu ấn của Syngenta. Nhờ những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững và thành tích nổi bật trong kinh doanh cùng với việc tạo ra các giá trị cốt lõi cho cộng đồng, Syngenta đã được Enterprise Asia (tổ chức phi chính phủ hàng đầu khu vực về kinh doanh) trao tặng giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á năm 2021.

Trong suốt hơn 10 năm, chương trình 'Mái ấm Syngenta' đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng nông thôn Việt Nam.

Trong suốt hơn 10 năm, chương trình "Mái ấm Syngenta" đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng nông thôn Việt Nam.

Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Đối ngoại và Phát triển bền vững (Công ty Syngenta Việt Nam) cho biết: Ngoài mục tiêu và khát vọng mang những giải pháp và công nghệ tiến tiến về nông dược, hạt giống giúp nông dân nâng cao năng suất và cải thiện thu nhập, Syngenta luôn ý thức và nỗ lực thực hiện sứ mệnh sẻ chia với cộng đồng, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn.

Mỗi chuyến đi thực tế đã mang lại nhiều kinh nghiệm sống cho cán bộ, công nhân viên của Syngenta, giúp mọi người hiểu rằng còn rất nhiều những hoàn cảnh cần sự sẻ chia. Công ty sẽ nỗ lực nhiều hơn để cùng cộng đồng lan tỏa yêu thương, thắp lên niềm tin, hi vọng cho trẻ em và nông dân Việt Nam.

Với những thành quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được, cùng với những chương trình đầy ý nghĩa và nhân văn với cộng đồng, Syngenta đã tiến từng bước vững chắc, duy trì được vị thế tập đoàn toàn cầu hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm