| Hotline: 0983.970.780

Tại sao không mở ra khoa đào tạo MC nghiêm túc và khoa học?

Thứ Bảy 03/06/2017 , 09:01 (GMT+7)

Với sự phát triển nhanh chóng của mọi mặt xã hội, thị trường nhân lực MC vẫn còn mở ngỏ thênh thang, công chúng có quyền chờ đợi mà cũng có quyền lo ngại trước thực trạng tận dụng hoa khôi, ca sĩ và diễn viên như những MC được chào đón nồng nhiệt nhất!

Những MC hiện nay dù nổi tiếng ăn khách hay xuôi ngược tìm việc cũng chỉ mới ở dạng vừa học vừa làm mà thôi. Nước ta chưa hề có trường lớp đào tạo bài bản. Vả lại, chiêu sinh rồi thì kiếm đâu ra thầy để dạy cho trò? MC đám cưới đã không dễ, mà MC truyền hình còn khó gấp bội. Không phải phát thanh viên nào cũng nhún chân một cái là trở thành MC, mà cũng không phải cô gái xinh tươi hay chàng trai đẹp mã nào cũng có thể học thuộc lòng nội dung kịch bản là thản nhiên bước ra sân khấu làm MC.

Ảnh minh họa

“Làm MC vừa khó, vừa khổ”- đó gần như là câu trả lời chung của các MC nổi tiếng và có thâm niên. Để có được chỗ đứng trong lòng khán giả là cả một quá trình không ngừng rèn luyện, học tập và cả giữ gìn…

Ngoài việc phải luôn thu nạp kiến thức về lĩnh vực phụ trách, mà mỗi chương trình mang nội dung khác nhau, còn phải luôn ý thức làm mới phong cách của mình, phải luôn giữ gìn “thanh, sắc”,tư cách nghề nghiệp, lối sống vì đã mang danh “người của công chúng”.Chưa kể cả trăm khó khăn vất vả không tên.

Đi sớm về khuya, áp lực công việc căng thẳng, không những chạy đua với thời gian mà đôi khi phải “đua” với trường quay,chương trình nhiều, trường quay ít thế là phải tranh thủ, bất kể giờ giấc. Đi làm, nhiều khi như đem cả tủ quần áo theo,và trong một ngày thay 4,5 sắc trang phục,vì quay nhiều cuộc cho nhiều buổi phát sóng. Còn hôm không quay thì lại vùi đầu lên kịch bản dựng chương trình, gần như không có khái niệm ăn sáng, trưa, tối…đói thì ăn rồi làm tiếp cho xong. Vậy mà đâu phải lúc nào cũng suôn sẻ, trôi chảy, “tai nạn nghề nghiệp” gần như không ai tránh khỏi.

Những MC không thuộc nhà đài, thường dẫn các chương trình game show, đố vui, âm nhạc, những chương trình mà tính giải trí nhiều, vui vẻ là chính, yêu cầu về kỹ năng MC không đặt nặng, mà quan trọng ở chỗ họ đang là “sao”, “người của công chúng”, có một số lượng “fan” hay khá giả nhất định, trong một lĩnh vực giải trí nào đó. Không khó để liệt kê, vì tuần nào cũng thấy họ xuất hiện vài lần trên vài kênh truyền hình khác nhau.

Họ cũng chạy show MC không thua gì show biểu diễn của họ. Họ đem phong cách của lĩnh vực đang họat động vào phong cách MC. Với những MC này “tai nạn nghề nghiệp” xảy ra thường xuyên, từ sai kiến thức, cho đến cách xử lý tình huống “ngòai kịch bản”, chưa kể thi thoảng xảy ra “tai nạn nghề nghiệp” nghiêm trọng, sai 1 ly đi 1 dặm, phải sửa chữa đính chính sau đó đầy phức tạp.

Làm MC ở Việt Nam thật dễ. Hay MC Việt Nam là những người đa năng, đa tài? Một MC có thể dẫn nhiều chương trình khác nhau, mà các chương trương trình không có mối liên hệ nào với nhau, thậm chí đối nghịch nhau như lửa với nước.Có MC trung bình một tuần dẫn khỏang trên dưới 20 chương trình, còn làm talk show, làm tin bản tin tiếng nước ngoài. Có MC khác, được mệnh danh số 1 MC Việt Nam, tối nào cũng thấy có ít nhất ở 2, 3 chương trình trên tivi, thế nhưng còn rảnh để làm MC cho các live show ở sân khấu nhà hát, hay event cho một sản phẩm mới của tập đòan , công ty nào đó..

Có mấy MC được xem là người có tài của VTV, vừa làm công tác quản lý, vừa làm MC cho mấy chương trình như TBL, LVS…Đó cũng như con dao 2 lưỡi, người xem dù có yêu mến thần tượng của mình đôi khi thấy chán vì sự lặp lại không gây cảm xúc nơi khán giả, chưa kể là họ tạo nên một phong cách MC như công thức quá tẻ nhạt . Ngược lại, có những chương trình không hiểu nhà đài lập kế họach phân công MC như thế nào, mà họ thoắt ẩn thoắt hiện thay đổi liên tục, chưa kịp quen tên, nhớ mặt đã thấy người khác ở chương trình sau…

Cái định nghĩa thiếu cân nhắc và hơi vội vàng nhất gần đây hay được ra rả khắp nơi “MC là cánh tay nối dài của đạo diễn” hình như chưa đúng lắm. Có những chương trình, đạo diễn chỉ đưa ra ý tưởng tựa bộ xương, còn MC dẫn dắt khán giả, lôi kéo khán giả, đồng điệu với khán giả mới thực sự là da thịt. Lẽ nào “da thịt” có thể xem “là cánh tay nối dài” của “bộ xương”? Chưa kể, trên thế giới có nhiều chương trình mang dấu ấn cá nhân MC, như các chương trình đối thoại hay trò chuyện của Oprah Winfrey. Thời đại “băng thông rộng” với rất nhiều kênh truyền hình vệ tinh chắc chắn sẽ giúp những người liên quan đến nghề MC ở nước ta nhanh chóng thoát khỏi tình trạng “ếch ngồi đáy giếng”...

Tương lai nào cho nghề MC ở nước ta? Tất nhiên, không thể trông đợi vào các cuộc thi, dù rầm rộ và lộng lẫy như “Người dẫn chương trình truyền hình”, mà phải hy vọng ở sự lưu ý của ngành giáo dục. Tại sao những trường gần gũi với nghề MC như ĐH Sân khấu - Điện ảnh, như Cao đẳng Phát thanh truyền hình lại không mở ra khoa đào tạo MC nghiêm túc và khoa học? Cứ phập phù thi thố và nắc nỏm “nghề dạy nghề” thì còn lâu chúng ta mới có được đẳng cấp MC chuyên nghiệp!

(Kiến thức gia đình số 21)

Xem thêm
Chiến thắng Điện Biên Phủ trong ký ức nhạc sĩ Doãn Nho

70 năm trôi qua, đại tá, nhạc sĩ Doãn Nho đã ở tuổi 92, nhưng ký ức về Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi in đậm trong tâm trí của người nhạc sĩ quân đội.

Real Madrid thoát thua trên sân Bayern Munich

Với cú đúp của Vinicius, Real Madrid đã có được trận hòa 2-2 ngay trên sân của Bayern Munich tại bán kết lượt đi UEFA Champions League.

Giải Teqball quốc tế năm 2024 sẽ diễn ra tại Bình Định

Từ ngày 6 đến 9/6, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), giải Teqball quốc tế năm 2024 sẽ diễn ra với sự tham gia của hơn 50 đội đến từ hơn 50 quốc gia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.