| Hotline: 0983.970.780

Tận diệt tiếng chim rừng

Thứ Ba 13/11/2012 , 10:09 (GMT+7)

Trong danh sách các loại chim quý ở khu vực Tây Bắc bị săn lùng ráo riết nhất hiện nay, đứng đầu bảng là họa mi và khướu đen.

Trong danh sách các loại chim quý ở khu vực Tây Bắc bị săn lùng ráo riết nhất hiện nay, đứng đầu bảng là họa mi và khướu đen.

1. Xưa kia, người Mông ở Tây Bắc được coi là những bậc thầy về nghề bẫy chim rừng. Trong những ngày tháng vất vả lao động trên nương, họ đã bắt và thuần dưỡng những chú chim rừng với mong muốn lúc nào cũng được nghe giọng hót của chúng cho vui.

Ngày ngày vác cuốc lên nương, họ không quên xách lồng chim đi theo. Đi chợ phiên cũng xách xuống chợ để khoe với bạn bè có chú chim hay. Thậm chí, có những anh chàng đi hò hẹn với bạn gái cũng xách lồng treo lên cành cây để hai người ngồi dưới vừa tâm tình, vừa nghe chim hót. Tập tục đó như một nét văn hóa đẹp còn tồn tại tận đến ngày nay. Vì thế, đi chơi chợ vùng cao Lào Cai như: Mường Khương, Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai… không khó để thấy có hẳn những góc riêng dành cho những người dân miền núi say mê nuôi chim.


Tấp nập chợ chim Mường Khương

Nghĩ ra nhiều cách bẫy chim nhưng người Mông khu vực Tây Bắc ngày trước vốn thân thiện với thiên nhiên, thường chỉ bắt chim trống về nuôi nghe hót chứ ít bắt chim mái, chim non; số lượng cũng hạn chế, có khi bẫy được không thích lại thả về rừng nên chim rừng không bị hao hụt đi là mấy, đa dạng sinh học vẫn được bảo tồn.

2. Dân chơi chim ở Lào Cai không mấy ai không biết tiếng Hùng "chim" trong Bát Xát. Nghe tôi kể ra mấy cách bẫy chim của người Mông, Hùng cười: "Bây giờ, chim bị bắt nhiều nên khôn lắm, đánh kiểu cũ có đi bục giầy cũng chỉ tổ mất công".

Say mê bẫy chim rừng từ khi còn học cấp 2, lại chịu khó học hỏi từ nhiều thợ chim khác, đến nay Hùng đã tích lũy được vô số thủ thuật đánh chim mà anh gọi là “công nghệ cao”. Lần ấy, tôi được đi theo Hùng đánh họa mi. Xuất phát từ 5 giờ sáng với đủ thứ lỉnh kỉnh, mất gần nửa buổi băng rừng vượt suối, mồ hôi vã ra như tắm, mồm mũi thi nhau thở, chân không muốn bước nữa mà xung quanh rừng cây vẫn im phăng phắc, tôi không nghe thấy có tiếng chim nào.

Hùng bảo khu vực này cách đây mấy năm thì có, bây giờ người ta săn kinh quá hết rồi, phải đi xa hơn nữa thì mới còn chim. Vượt dốc đi tiếp vào rừng khoảng hơn tiếng nữa, đến một vạt đồi thoai thoải nhiều cây bụi, Hùng rút từ túi đồ nghề ra một chiếc loa nhỏ có gắn thẻ nhớ mà anh đã kì công lên mạng tải về cả một “thư viện” tiếng chim các loại rồi bật công tắc.

Tiếng chim từ trong loa vang lên lanh lảnh từ giọng chim trống chuyển sang giọng chim mái. Chú chim mồi nghe tiếng hót cũng loạch xoạch nhảy và hót vang trong lồng. Chưa đầy 5 phút sau, có tiếng họa mi trong trẻo từ phía dưới chân đồi vọng lên, tiếng hót càng ngày càng gần hơn.

Khi tôi còn đang đứng ngây người nghe chim hót thì Hùng đã nhanh chóng chọn địa điểm đặt lồng mồi. Lưới lồng sập được nhấc lên cài vào nẫy chờ sẵn. Phía gần đó, Hùng đặt một chiếc giá tự chế bằng nhôm cao khoảng 50 cm gọi là giá cọc rồi bắt một chú chim khác buộc chân cho đậu trên giá. Đoán hướng đôi chim rừng sẽ bay tới, Hùng ngả cây bụi đặt thòng lọng xung quanh theo một sơ đồ kín để đảm bảo chim rừng bay tới sẽ không thoát được.


Chú chim này đang được dùng làm mồi để bẫy những con chim rừng khác

Việc đặt bẫy chỉ diễn ra trong vài phút đồng hồ với những thao tác nhanh gọn, sau đó chúng tôi lùi ra xa đến một lùm cây ngồi đợi. Chỉ nháy mắt sau, phát hiện kẻ lạ mặt xâm phạm lãnh thổ, đôi họa mi rừng đã bay đến đậu trên cây. Con đực ngửa cổ cất giọng hót vang khiêu chiến. Con mái như để cổ vũ cho "chồng" cũng rung rung cánh xùy ầm ĩ. Trong lồng, chú chim mồi đã được huấn luyện kĩ đang ve cánh hót đối lại chim rừng. Trận “khẩu chiến” diễn ra vô cùng căng thẳng bất phân thắng bại khiến cả góc rừng vang động tiếng chim.

Lát sau, bỗng nghe con chim cọc kêu “chóe” lên một tiếng rồi tiếng chim hót rộ bỗng im bặt, Hùng từ chỗ lấp lao ra, chú chim rừng bị mắc thòng lọng đang giẫy giụa trong bụi. Con chim mái thấy người hoảng hốt kêu thất thanh rồi bay ra xa, mất hút trong mấy lùm cây. Gỡ chú chim trên tay, Hùng bảo: “Đôi này bị đánh mấy lần rồi nên “ma” lắm. Con đực nhất định không đánh chim mồi mà chỉ đứng xa hót thôi. Cuối cùng thấy con chim cọc này non và yếu hơn nên mới lao vào đánh. Không ngờ bị dính thòng lọng. Nếu đợi tí nữa, con mái vào cứu thì bắt được cả đôi đấy, nhưng sợ con trống bị thít cổ chết thì phí".

Ngắm nghía chú chim tội nghiệp từ mắt, mỏ đến chân, Hùng khen con này dáng đẹp nhưng tỏ ra tiếc rẻ vì để con mái bay mất. Tôi miệng bảo tiếc nhưng trong lòng mừng thầm vì con mái thoát chết. Nhưng lại khấp khởi lo. Đang mùa sinh sản không biết một mình nó sẽ kiếm mồi chăm lũ con thế nào đây? Đàn chim non không chết vì đói thì sớm muộn cũng bị đám thợ tìm ra. Chỉ tính riêng ở Bát Xát hiện nay đã có hàng chục thợ đánh chim đang “hành nghề” kiếm sống. Con họa mi mái lần này thoát, còn lần sau biết nó có thoát khỏi bàn tay con người không?

3. Mỗi chú họa mi rừng mang về thành phố chỉ sau một hai tuần là bán được tiền triệu nên bẫy chim hiện nay đang trở thành một nghề kiếm cơm của nhiều người.

Họa mi, khướu đen, quế lâm, ngũ sắc và nhiều loài chim quý khác ở Lào Cai nói riêng và khu vực Tây Bắc hiện không có tên trong sách đỏ nên tình trạng bẫy chim ồ ạt như thế vẫn không hề gặp phải bất cứ sự ngăn cấm nào. Bắt hết chim trống, đến chim mái và chim non người ta cũng không tha.


Hằng ngay, có hàng chục thợ chim vẫn lên rừng bẫy chim kiếm tiền

Ở Bát Xát, dọc dải sông Hồng từ xã Bản Qua lên đến A Mú Sung, thợ chim đã càn quét sạch, coi như không còn đàn họa mi hay đàn khướu đen nào. Lên khu du lịch Sa Pa, thấy các loại chim: họa mi, khướu lửa, quế lâm, ngũ sắc… bày bán thành dãy dài. Đám trẻ người Mông, người Dao tuy còn ít tuổi nhưng đã có “thâm niên” săn chim rừng mang ra thị trấn bán kiếm tiền.

Gần đây, ngoài họa mi và khướu, người ta thích chơi cả khuyên, chòe than, chòe lửa, cu gáy…nữa. Những loại chim này cũng bị đánh bắt gắt gao, số lượng đang vơi cạn dần. Hằng ngày, có đến hàng trăm chú chim rừng xấu số phải vĩnh biệt rừng xanh để sống trong cảnh “chim lồng cá chậu” mua vui cho con người.

Có đến 50% số chim đó phải giã từ cuộc sống khi bị mang về nhà vì không quen thức ăn hoặc bị thương khi dính bẫy. Nhìn những chú chim trong lồng con thì xơ xác, ủ rũ không cất nổi tiếng hót vì bị cầm tù; con thì xước mỏ, trụi lông, chột mắt, què chân… sau những trận quyết chiến tiền triệu mua vui cho con người mà thấy xót xa.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm