| Hotline: 0983.970.780

Tận dụng lợi thế địa phương để phát triển nông nghiệp

Thứ Ba 29/11/2022 , 20:20 (GMT+7)

Đồng Nai hiện có nhiều doanh nghiệp đang mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp và mở rộng phát triển chế biến, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp hướng đến xuất khẩu.

Phát huy lợi thế địa phương

Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp hình thành từ rất sớm, thu hút đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp từ nhiều nước trên thế giới. Có thể nói Đồng Nai là “thủ phủ” sản xuất thức ăn chăn nuôi của cả nước với hàng chục nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt tổng công suất thiết kế trên 3 triệu tấn sản phẩm/năm.

Đồng Nai đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và chế biến sản phẩm nông sản. Ảnh: Minh Sáng.

Đồng Nai đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và chế biến sản phẩm nông sản. Ảnh: Minh Sáng.

Các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hoạt động ổn định, không chỉ đáp ứng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi nội tỉnh mà còn cung cấp cho nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, tỉnh đã thu hút được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong đó, có trên 40 doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới như HCCP, ISO 22000… vào chế biến nông sản đáp ứng chất lượng sản phẩm  bảo đảm ATTP và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. 

Do áp lực cạnh tranh ngày càng lớn khiến các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ cũng đi vào xây dựng chuỗi sản xuất khép kín, đầu tư công nghệ, máy móc, hoạt động ngày càng chuyên nghiệp hơn để đứng vững được trên thị trường. Chính vì thế đã giúp người nông dân có thêm nhiều sự lựa chọn với giá cả cạnh tranh hơn.

Đồng Nai có nhiều lợi thế thu hút nhà đầu tư vì có vị trí địa lý rất thuận lợi, nhất là có cảng biển lớn cho việc vận chuyển, xuất khẩu sản phẩm. Ảnh: Minh Sáng.

Đồng Nai có nhiều lợi thế thu hút nhà đầu tư vì có vị trí địa lý rất thuận lợi, nhất là có cảng biển lớn cho việc vận chuyển, xuất khẩu sản phẩm. Ảnh: Minh Sáng.

Đây cũng là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và chế biến sản phẩm nông sản. Ông Saw Lean Joo, Giám đốc Công ty TNHH Agro QL (TP.HCM) nhận định, Đồng Nai có nhiều lợi thế thu hút nhà đầu tư vì có vị trí địa lý rất thuận lợi, nhất là có cảng biển lớn cho việc vận chuyển, xuất khẩu sản phẩm. Hạ tầng khu công nghiệp các khu công nghiệp được đầu tư bài bản. Đặc biệt, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh rất quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về mặt hồ sơ, thủ tục trong đầu tư, hoạt động. “Doanh nghiệp chúng tôi tìm đến Đồng Nai tìm hiểu đầu tư vào nhiều lĩnh vực và chuyên xuất khẩu trái cây đi thị trường Trung Quốc. Đồng thời, muốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và đặt hàng thu mua những sản phẩm chất lượng với số lượng lớn để xuất khẩu sang nhiều thị trường mới trong thời gian tới”.

Theo ông Saw Lean Joo, hiện công ty đang cung cấp 4 loại trái cây chính như chuối, sầu riêng, thanh long, xoài, nhưng các mặt hàng chủ lực vẫn là sầu riêng và chuối. Hiện nay nhà nước Việt Nam đang có nhiều chính sách cho nông dân đầu tư vào sản xuất nhằm tạo ra hàng hóa lớn, chất lượng cung ứng xuất khẩu.

Các doanh nghiệp đầu tư đang mở rộng liên kết với các HTX và các trang trại để đảm bảo có nguồn hàng hàng lớn và ổn định xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Các doanh nghiệp đầu tư đang mở rộng liên kết với các HTX và các trang trại để đảm bảo có nguồn hàng hàng lớn và ổn định xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Ông Saw Lean Joo cũng cho rằng, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều cơ hội, nhưng hạn chế khi có nhiều vùng sản xuất còn rất manh mún khiến các chủ đầu tư nếu không tính toán các phương án để tận dụng được lợi thế địa phương thì sẽ không có hiệu quả kinh tế. “Chúng tôi đang có xu hướng liên kết với các doanh nghiệp và các trang trại để đảm bảo có nguồn hàng hàng lớn và ổn định xuất khẩu. Tuy nhiên, cái khó nhất mà chúng tôi đang gặp phải là nguồn cung không ổn định, vì khi thị trường hút hàng thì nông dân vẫn sẵn sàng bán ra ngoài, dù đã ký hợp đồng bao tiêu khiến chúng tôi không mua được hàng xuất khẩu”, ông Saw Lean Joo nói.  

Để tạo ra chuỗi sản xuất từ khâu gieo trồng đến đầu ra sản phẩm, công ty khổ qua rừng Hiệp Vân đã tiến hành liên kết với các hộ nông dân trồng vùng nguyên liệu sạch theo hướng hữu cơ. Ảnh: Minh Sáng.

Để tạo ra chuỗi sản xuất từ khâu gieo trồng đến đầu ra sản phẩm, công ty khổ qua rừng Hiệp Vân đã tiến hành liên kết với các hộ nông dân trồng vùng nguyên liệu sạch theo hướng hữu cơ. Ảnh: Minh Sáng.

 Ông Lê Văn Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH khổ qua rừng Hiệp Vân (TP.Long Khánh, Đồng Nai) cũng chia sẻ: “Long Khánh có nhiều đặc sản trái cây, trong đó có trái khổ qua rừng là trái dược liệu mà chúng tôi đã phát hiện ra những đặc tính rất phù hợp phát triển trên vùng đất Long Khánh, nên đã chọn loại “trái đắng” này để phát triển và xây dựng thành sản phẩm đặc sản của địa phương”.

Theo ông Hiệp, để đưa vào sản xuất theo quy trình và bảo quản tốt được sản phẩm cung ứng cho thị trường trên toàn quốc thì doanh nghiệp ông cũng cần phải đầu tư nhập các loại thiết bị máy móc công nghệ cao. Chỉ riêng với khổ qua rừng, đến nay công ty đã chế biến được khoảng 10 sản phẩm, từ trà thảo mộc, mĩ phẩm đến các món ăn đặc sản. Mỗi sản phẩm đều có một quy trình riêng và đầu tư các loại dây chuyền máy móc phù hợp nhằm giảm công lao động.

Mỗi sản phẩm đều có một quy trình riêng và đầu tư các loại dây chuyền máy móc phù hợp nhằm giảm công lao động. Ảnh: Trần Trung.

Mỗi sản phẩm đều có một quy trình riêng và đầu tư các loại dây chuyền máy móc phù hợp nhằm giảm công lao động. Ảnh: Trần Trung.

Để tạo ra chuỗi sản xuất từ khâu gieo trồng đến đầu ra sản phẩm, công ty đã tiến hành liên kết với các hộ nông dân trồng vùng nguyên liệu sạch theo hướng hữu cơ. Hiện tại, ngoài khổ qua thì công ty còn đang cung cấp nhiều loại rau gia vị, rau ăn lá, cũng như rau củ quả, rau nhiệt đới cho các chuỗi siêu thị.

Nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp

Theo Phòng kinh tế TP.Long Khánh (Đồng Nai), thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp, HTX, nông dân trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư máy móc công nghệ, cũng như áp dụng quy trình sản xuất để đạt năng suất và hiệu quả cao; đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ.

Đồng Nai đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn phát triển. Ảnh: Trần Trung.

Đồng Nai đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn phát triển. Ảnh: Trần Trung.

Ông Phan Trần Thiên Lý, Phó Trưởng phòng kinh tế TP.Long Khánh cho biết: Hiện Long Khánh cũng đã lên kế hoạch để thu hút kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy, kho bảo quản nông sản, chế biến sâu, chế biến tinh đối với các mặt hàng sản phẩm nông sản, trái cây với quy mô lớn trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, TP.Long Khánh cũng đã phối hợp với các sở ngành có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển, như chính sách khuyến công, khuyến nông ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.”.

Trên địa bàn Long Khánh hiện đang triển khai thực hiện 2 dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chôm chôm, sầu riêng trên địa bàn các phường, xã Xuân Lập, Bàu Sen, Bình Lộc. Đồng thời, xây dựng 2 chuỗi liên kết gồm: HTX nấm Bảo Quang xây dựng kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm trên địa bàn xã Bảo Quang, HTX Nông nghiệp hữu cơ Long Khánh xây dựng dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi trên địa bàn xã Bình Lộc. Hầu hết các sản phẩm trong chuỗi liên kết đều được ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nên sản phẩm được tiêu thụ ổn định, đảm bảo người sản xuất có hiệu quả.

Hiện toàn tỉnh Đồng Nai có 181 chuỗi liên kết trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Ảnh: Trần Trung.

Hiện toàn tỉnh Đồng Nai có 181 chuỗi liên kết trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Ảnh: Trần Trung.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, toàn tỉnh có 185 HTX nông nghiệp, 155 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan nông nghiệp. Về chế biến có khoảng 260 doanh nghiệp hoạt động chế biến thực phẩm với các sản phẩm chủ yếu là thức ăn chăn nuôi, sản phẩm có nguồn gốc từ thịt heo (xúc xích, giò lụa…), sản phẩm trái cây sấy, chế biến cà phê, hạt điều. Đến nay, toàn tỉnh có 181 chuỗi liên kết trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết: Vấn đề liên kết là khâu tất yếu, không chỉ riêng ngành nông nghiệp mà các ngành trong tỉnh đã và đang tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trong thực hiện chuỗi liên kết. Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu nhằm tạo ra sản phẩm đồng loạt, có số lượng lớn và chất lượng để nâng cao giá trị. Ngoài các sản phẩm tươi, thì các doanh nghiệp còn đầu tư vào chế biến và chế biến sâu nhằm tạo ra giá trị lớn hơn; đồng thời tạo điều kiện phát triển nông nghiệp bền vững theo xu thế phát triển nền nông nghiệp, kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới.

Đồng Nai đang đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư, đổi mới, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa. Ảnh: Minh Sáng.

Đồng Nai đang đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư, đổi mới, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa. Ảnh: Minh Sáng.

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đã ban hành và triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nói chung và chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Khi doanh nghiệp tham gia liên kết được hỗ trợ trang thiết bị máy móc phục vụ sơ chế, chế  biến, bảo quản; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư, đổi mới, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa, bảo vệ môi trường, an toàn lao động... 

“Sở NN-PTNT cần tiếp tục triển khai hiệu quả Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất, chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, tăng cường thương mại điện tử, chuyển đổi số, xây dựng các chuỗi liên kết, thúc đẩy việc tích tụ đất đai bằng các hình thức phù hợp.

Các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh gắn liền với chế biến; sản xuất nông sản đảm bảo số lượng, chất lượng để cung cấp cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh. Kêu gọi các nhà đầu tư vào 2 cụm công nghiệp chế biến nông sản tại huyện Định Quán và Cẩm Mỹ; khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất”, ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.