| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường giải pháp phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi

Thứ Ba 14/12/2021 , 18:40 (GMT+7)

Sáng 14/12, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống đói rét cho vật nuôi năm 2021-2022 các tỉnh miền núi phía bắc và Bắc Trung Bộ.

Số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do đói rét giảm rõ rệt

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trung Quân.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trung Quân.

Tại hội nghị, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết: Trong những năm gần đây, số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại đo đói, rét trong vụ đông xuân giảm rõ rệt, cụ thể:  Vụ đông xuân 2007-2008 hơn 200.000 gia súc bị chết; 2010-2011 gần 100.000 con; 2011-2012 hơn 5.800 con; 2013-2014 hơn 2.800 con, 2020-2021 hơn 2.200 con gia súc và 335 con gia cầm…

Tuy nhiên, công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn do các tỉnh thường chịu ảnh hưởng sâu sắc của rét đậm, rét hại, đặc biệt là các huyện vùng núi cao.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao (trên 80%), điều kiện cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật chăn nuôi nông hộ, kiến thức về phòng chống dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường và vệ sinh chuồng trại của người dân còn nhiều hạn chế. Một số hộ nghèo chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền, khi không có hỗ trợ thì người chăn nuôi cũng không đủ kinh tế để củng cố chuồng trại, xử lý phân chuồng và dự trữ thức ăn cho gia súc…

Đồng bộ nhiều giải pháp, xây dựng mô hình hiệu quả

Theo Cục chăn nuôi, để công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi cần áp dụng đồng bộ các giải pháp, cụ thể: Tăng cường công tác quản lý và tổ chức sản xuất, theo dõi chặt chẽ và thông tin kịp thời về tình hình diễn biến của thời tiết khí hậu, đặc biệt những đợt rét đậm, rét hại để chủ động phòng chống đói, rét cho gia súc kịp thời.

Vận động người dân không thả rông gia súc và cho gia súc làm việc khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Vận động người dân thực hiện 3 không (không thả rông, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, không dấu dịch), 3 có (có chuồng trại, có xử lý chất thải trong chăn nuôi, có tiêm phòng cho gia súc). Không chủ quan, lơ là trong chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý vật nuôi trước, trong và sau rét đậm, rét hại…

Về chuồng trại, thường xuyên kiểm tra, gia cố chuồng trại, tiến hành xây mới chuồng nuôi đảm bảo chống rét được cho gia súc trước mỗi vụ đông xuân hàng năm và sau mỗi đợt rét đậm, rét hại. Thực hiện tiêu độc khử trùng, phòng chống nguy cơ có thể bùng phát dịch. Sử dụng các chế phẩm vi sinh phun xử lý mùi hôi chuồng trại, hỗ trợ phân hủy nhanh chất thải thành phân bón hữu cơ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trung Quân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trung Quân.

Về thức ăn, thu gom phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương như rơm rạ, ngô, đậu, lạc khi thu hoạch, dự trữ chế biến để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn thức ăn, phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại các địa phương làm thức ăn gia súc. Chuyển diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn gia súc. Mở rộng diện tích trồng cỏ, ngô sinh khối, ngô vụ đông để làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ…

Về con giống, tổ chức tuyển chọn nhân giống, mua giống để có được giống tốt cung cho người chăn nuôi trước mỗi mùa đông. Có phương án chủ động con giống để sẵn sàng thay thế khi vật nuôi bị chết, tái sản xuất ngay sau khi thiệt hại do rét đậm, rét hại. Những vùng thấp, củng cố, tăng cường, phát huy tối đa hệ thống thụ tinh nhân tạo ở địa phương để tiến hành cải tạo đàn trâu, bò lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Vùng cao, tuyển chọn đực giống tốt của địa phương để cải tạo giống bằng phương pháp nhảy trực tiếp...

Tại hội nghị, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ: Trung tâm đã triển khai 3 dự án về trồng và chế biến bảo quản thức ăn phục vụ phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò tại các địa phương.

Hướng dẫn người dân xây dựng và củng cố chuồng trại trong chăn nuôi đại gia súc; phòng bệnh ghi chép sổ sách trong chăn nuôi; đào tạo, tập huấn phòng chống rét phát triển chăn nuôi đại gia súc; tăng cường thông tin tuyên truyền phòng chống đói, rét đến đông đảo người dân…

Linh hoạt, chủ động giải pháp là giải pháp tối ưu

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nêu rõ: Trong bối cảnh ngành nông nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn như hiện nay, với sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống, năm 2021, ngành chăn nuôi vẫn có sự tăng trưởng tương đối tốt, tổng sản lượng thịt đạt 6,2 triệu tấn, trứng 6 tỷ quả, sữa 1,2 triệu tấn... góp tỷ trọng lớn vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Để công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi hiệu quả cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như gia cố chuồng nuôi, tăng cường dinh dưỡng, dự trữ thức ăn thô xanh...Ảnh: TL.

Để công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi hiệu quả cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như gia cố chuồng nuôi, tăng cường dinh dưỡng, dự trữ thức ăn thô xanh...Ảnh: TL.

Tuy nhiên, vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường, nếu ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng không có giải pháp chủ động ứng phó thì khi có tình huống xảy ra sẽ không kịp phản ứng, hậu quả sẽ rất nặng nề.

Bên cạnh đó, công tác phòng chống đói, rét không thể thực hiện ngay một lúc mà cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong đó, tập trung nâng cao sức khỏe đàn vật nuôi, đẩy mạnh công tác tiêm phòng, tăng cường dinh dưỡng, củng cố chuồng trại… là những vấn đề then chốt. Nếu các địa phương không chủ động chuẩn bị thì rất dễ lặp lại lịch sử vụ đông xuân 2007-2008, hơn 200.000 gia súc chủ yếu trâu bò bị chết.

Xem thêm
Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất