| Hotline: 0983.970.780

Tăng gấp đôi thu nhập người Hà Nội trong 5 năm tới

Thứ Ba 12/01/2010 , 07:15 (GMT+7)

Tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội, Bí thư Phạm Quang Nghị khẳng định, hội nghị lần này là tiền đề và động lực quan trọng để thực hiện những nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới. Một trong những nhiệm vụ đó là tăng thu nhập bình quân đầu người lên 70-72 triệu đồng vào năm 2015.

Ngày 11/1 Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã đặt mục tiêu đạt thu nhập bình quân đầu người 70-72 triệu đồng vào năm 2015, gấp đôi mức hiện nay.

Tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội sáng 11/1, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định, hội nghị lần này là tiền đề và động lực quan trọng để thực hiện những nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới. Do đó, các đại biểu cần tập trung đánh giá đúng những thành tựu, kết quả và tiến bộ đạt được, phân tích sâu những hạn chế, khuyết điểm, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.

Năm 2009 thu nhập bình quân của người Hà Nội là 32 triệu đồng

Dự thảo báo cáo đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2011-2015 là 9,5 -10%. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2015 đạt 70-72 triệu đồng (năm 2009 là 32 triệu đồng, năm 2010 dự kiến 37,5 triệu đồng). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2015 dưới 1%.

Theo Bí thư huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Văn Trịnh, mức thu nhập 70-72 triệu đồng có thể đạt được. Tuy nhiên, thành phố phải rất chú ý cân đối giữa các khu vực bởi nếu bình quân chung lên tới 3.500 USD nhưng nông dân chỉ được 500-700 USD thì mục tiêu giảm chênh lệch thu nhập giữa thành thị với nông thôn sẽ không đạt được.

Bí thư huyện ủy Thạch Thất Cấn Văn Nghĩa kiến nghị, nên chú trọng hơn tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn bởi trên 60% dân số Hà Nội vẫn sống ở nông thôn. Do vậy, phải hướng đến nền nông nghiệp chất lượng cao.

Một số đại biểu khác cũng cho rằng, những chỉ tiêu này đặt ra ở mức cao, Hà Nội sẽ khó lòng đạt được vào thời điểm 2015 nếu không có những nỗ lực vượt bậc. Bí thư huyện ủy Ba Vì, ông Hoàng Thanh Vân nhận xét, chỉ tiêu 80% nhà ở nông thôn kiên cố sẽ khó thực hiện. Tương tự, thành phố sẽ rất vất vả để có được 60% lao động được cấp chứng chỉ qua đào tạo vào năm 2015.

Lựa chọn “khâu đột phá” của thành phố trong những năm tới, ông Trương Thế Cầu, Bí thư huyện ủy Phú Xuyên cho rằng, nên tập trung vào quy hoạch. Đột phá về quy hoạch cũng để giảm bớt được áp lực cho thủ đô. Hiện nay mọi thứ đều dồn vào trung tâm, từ học hành tới khám chữa bệnh nên ùn tắc giao thông.

Bí thư huyện ủy Mê Linh Lê Văn Hoạt nhận xét, chủ trương giãn dân ra ngoại thành đã có nhưng chưa hề có cơ chế, chính sách kèm theo nên việc thực hiện chủ trương này chưa thành công. Nếu cứ tập trung đầu tư trong nội thành thì dân vẫn không giãn ra được, gây áp lực rất lớn cho thủ đô.

Ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng cho rằng, tính khái quát của báo cáo chính trị phải cao hơn nữa với tầm nhìn xa 10 năm, thậm chí là 20 năm chứ không chỉ cho 5 năm tới. Ông Hậu cũng kiến nghị đánh giá kỹ công tác quản lý đô thị bởi Hà Nội đô thị hóa rất nhanh nhưng trình độ quản lý chưa theo kịp quá trình phát triển.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.