| Hotline: 0983.970.780

Tăng lợi nhuận vụ lúa thu đông ở ĐBSCL

Thứ Sáu 10/09/2021 , 20:11 (GMT+7)

Trung tâm KNQG sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng các mô hình canh tác lúa thông minh, giảm lượng phân bón, giống, thuốc BVTV.

Chủ động thay đổi hình thức hoạt động

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG), trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, các hoạt động tập huấn, đào tạo khuyến nông ở cơ sở rất khó để triển khai theo hình thức trực tiếp như trước đây.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc TTKNQG cho biết việc đào tạo, tập huấn trực tuyến giúp hệ thống khuyến nông thích nghi với điều kiện mới. Ảnh: TL.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc TTKNQG cho biết việc đào tạo, tập huấn trực tuyến giúp hệ thống khuyến nông thích nghi với điều kiện mới. Ảnh: TL.

Trước thực tế đó, Trung tâm KNQG đã linh hoạt, chủ động thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính Phủ trong việc thực hiện “mục tiêu kép”. Hệ thống khuyến nông trên toàn quốc đã thay đổi hình thức hoạt động từ trực tiếp sang trực tuyến nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động.

Bên cạnh đó, mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn cán bộ khuyến nông ở các địa phương sử dụng công nghệ thông tin một cách thành thục. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa cán bộ khuyến nông từ trung ương đến các địa phương và giữa cán bộ khuyến nông với người sản xuất, đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra ở trạng thái bình thường, không để đứt gãy hoạt động.

Bên cạnh đó, Trung tâm KNQG đã chủ động thay đổi về tài liệu, cách tiếp cận với người sản xuất… cho phù hợp với hình thức vận hành hoạt động trực tuyến. Nhờ đó, mặc dù nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, tuy nhiên mọi hoạt động khuyến nông vẫn diễn ra bình thường.

Không những vậy, số lượng thành viên tham gia vào các lớp tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tăng hơn so với việc tổ chức trực tiếp như trước đây. Từ đó, giúp tiết kiệm được chi phí, hiệu quả truyền tải thông tin diễn ra nhanh chóng, chính xác, có sự thống nhất cao trong cả hệ thống khuyến nông.

Xây dựng các mô hình giảm giá thành chi phí sản xuất

Ông Lê Quốc Thanh cho rằng: Trong giai đoạn hiện nay, giá vật tư đầu vào liên tục leo thang làm cho chi phí đầu vào của sản xuất lúa ở các tỉnh ĐBSCL tiếp tục tăng lên.

Để tháo gỡ việc này, các tỉnh ĐBSCL cần thực hiện chính sách “biến nguy thành cơ”, đẩy mạnh việc áp dụng đồng bộ các giải pháp. Triển khai xây dựng các mô hình canh tác lúa thông minh bằng cách giảm lượng phân bón, giảm giống, thuốc bảo vệ thực vật được xem là giải pháp tối ưu nhất.

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, triển khai xây dựng các mô hình canh tác lúa thông minh bằng cách giảm lượng phân bón, giảm giống, thuốc bảo vệ thực vật được xem là giải pháp tối ưu nhất cho canh tác lúa ở ĐBSCL hiện nay. Ảnh: TL.

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, triển khai xây dựng các mô hình canh tác lúa thông minh bằng cách giảm lượng phân bón, giảm giống, thuốc bảo vệ thực vật được xem là giải pháp tối ưu nhất cho canh tác lúa ở ĐBSCL hiện nay. Ảnh: TL.

Trung tâm KNQG sẽ cùng với Cục Trồng trọt, các viện nghiên cứu, tích hợp lại các quy trình sản xuất, đưa đến tận tay người sản xuất với nội dung dễ hiểu, dễ vận dụng. Hướng tới mục đích lớn nhất là thay đổi nhận thức để người sản xuất chủ động giảm lượng vật tư đầu vào, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi từ sử dụng các giống lúa kém chất lượng, sang các giống lúa chất lượng cao hơn là việc rất cần thiết và hướng đi đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.

 “Tôi cho rằng, đây là xu hướng tất yếu, chúng ta phải chuyển dần sản xuất từ số lượng sang chất lượng, nói rộng hơn là từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, chuỗi sản xuất nào mang lại giá trị gia tăng cao nhất sẽ được lựa chọn”, ông Lê Quốc Thanh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thanh, yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm bắt đầu từ khâu giống đầu vào. Hiện nay, chúng ta đã có nhiều bộ giống lúa tốt, chất lượng, vừa cải tiến được chất lượng vừa duy trì được năng suất.

Vì vậy, trong vụ thu đông 2021 ở các tỉnh ĐBSCL, việc đưa các giống lúa chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu là ưu tiên của Bộ NN-PTNT và các địa phương. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng mở rất nhiều dự án khuyến nông ưu tiên đưa các giống lúa có chất lượng vào cơ cấu giống. Bên cạnh đó, áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, thực hiện các quy trình chặt chẽ "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm" nhằm gia tăng giá trị sản xuất. 

Với định hướng như vậy, các lớp đào tạo, huấn luyện cho người sản xuất cũng  được tăng cường, để giới thiệu những giống lúa chất lượng và cơ cấu mùa vụ, khung thời vụ thích hợp, giúp bà con nông dân có nhiều phương án để lựa chọn.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.