| Hotline: 0983.970.780

Tàu hộ vệ tàng hình Gepard khử từ ở quân cảng Nga

Thứ Năm 01/12/2016 , 15:05 (GMT+7)

Một tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard được Nga khử từ vào ngày 29/11, trong khi chiếc còn lại bắt đầu thử nghiệm trên biển từ giữa tháng 11.

tau-ho-ve-tang-hinh-gepard-khu-tu-o-quan-cang-nga
Chiếc Gepard 3.9 số hiệu 487 đang được quấn cáp điện để khử từ. Ảnh: Livejournal.
 

Một chiến hạm tàng hình lớp Gepard 3.9 đang được Nga khử từ tại quân cảng Novorossiysk bên bờ Biển Đen, Livejournal ngày 28/11 đưa tin. Đây là một trong hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard đang được thử nghiệm tại khu vực này.

Thân tàu mang số hiệu 487 được bọc nhiều sợi cáp điện lớn. Mục đích của quá trình này là triệt tiêu từ trường bên ngoài thân tàu, giảm độ bộc lộ trước các hệ thống trinh sát tầm xa của đối phương. Vỏ thép của tàu được khử từ cũng khó kích nổ mìn cảm ứng, giúp tàu chiến tăng khả năng sống sót tại các vùng biển bị rải mìn.

Sau khi hoàn tất việc khử từ kéo dài 7 đến 10 ngày, tàu 487 sẽ bắt đầu quá trình thử nghiệm trên biển. Trước đó, tàu lớp Gepard mang số hiệu 486 đã tham gia nhiều bài kiểm tra vũ khí và hệ thống động lực trên Biển Đen.

Đề án 1166.1E (Gepard 3.9) là lớp tàu hộ vệ tên lửa do Nga thiết kế chế tạo. Tàu dài 102 m, rộng 13,1 m, giãn nước 2.100 tấn. Tàu có thiết kế tàng hình, bao gồm phần thượng tầng nhiều góc cạnh và được phủ sơn hấp thụ sóng radar. Gepard 3.9 có tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động liên tục 7.000 km.

Vũ khí chính của Gepard 3.9 là 8 tên lửa chống hạm 3M24E với tầm bắn 130 km, một pháo hải quân AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm, một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma, hai hệ thống pháo tầm cực gần AK-630M, ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.

Nga đang vận hành hai tàu Đề án 1166.1K là Tatarstan (691) và Dagestan (693). Việt Nam đã đặt mua 4 tàu hộ vệ lớp này, gồm hai chiếc thuộc Đề án 1166.1E là Đinh Tiên Hoàng (011) và Lý Thái Tổ (012) đã được đưa vào biên chế Hải quân, cùng một cặp tàu Gepard khác đang được Nga chế tạo và thử nghiệm.

VnExpress

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm