| Hotline: 0983.970.780

Tây Nguyên cận kề đại hạn

Thứ Hai 04/10/2010 , 09:07 (GMT+7)

Đã cuối mùa mưa nhưng hệ thống thuỷ lợi của các tỉnh Tây Nguyên vẫn khô cạn, phơi đáy. Kế hoạch sản xuất vụ ĐX bị đe dọa, khiến cho ngành chức năng đứng ngồi không yên.

Nếu không mưa vụ Đx tới đăk lăk sẽ phải dùng máy bơm chống hạn

Đã cuối mùa mưa nhưng hệ thống thuỷ lợi của các tỉnh Tây Nguyên vẫn khô cạn, phơi đáy. Kế hoạch sản xuất vụ ĐX bị đe dọa, khiến cho ngành chức năng đứng ngồi không yên.

Hiếm khi xảy ra 

Hàng ngàn ha cây trồng các loại của tỉnh Gia Lai bị hạn ngay giữa vụ hè thu, tức là hạn hán giữa mùa mưa, điều hiếm khi xảy ra. Lượng mưa từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh này mới chỉ đạt khoảng 900mm, chỉ bằng 50 – 60% so với mọi năm. Nếu từ nay đến hết tháng 10 vẫn không có mưa thì vụ ĐX tới hạn hán mới diễn thực sự khủng khiếp. Ông Trương Vân, Giám đốc Cty TNHH MTV KTCTTL Gia Lai cho hay: Hiện chúng tôi đang quản lý 12 công trình thuỷ lợi, tuy nhiên đến đầu tháng 10 lượng nước tại các hồ mới chỉ đạt khoảng 50% so với dung tích thiết kế, các hồ vẫn còn thiếu 5 – 7m nước so với mực nước dâng bình thường.

Cụ thể hồ Ayun Hạ lớn nhất Tây Nguyên có dung tích thiết kế 258 triệu m3 nước nhưng đến nay mới tích được khoảng 150 triệu m3 nước, hồ Ayun tại huyện Chư Sê mới tích được 6 triệu m3 nước/14 triệu; hồ Biển Hồ dung tích 40 triệu m3 nhưng đến nay mới tích được 16 triệu m3… Trong vụ ĐX tới, nhiệm vụ của Cty là cấp nước tưới cho 18.000ha lúa và 5.000 ha cà phê, tuy nhiên với tình trạng này thì vụ ĐX tới sẽ không tài nào đáp ứng nổi.

Cùng chung cảnh ngộ, mặc dù chỉ còn khoảng một tháng nữa là Đăk Lăk kết thúc mùa mưa, nhưng 10 hồ chứa nước do Cty TNHH MTV KTCTTL Đăk Lăk (Cty Thủy lợi Đăkăk) quản lý đang bị thiếu nước nghiêm trọng, thậm chí có hồ đang ở mực nước chết. Số liệu mới nhất về tình hình mực nước tại các hồ đập do Cty Thuỷ lợi Đăk Lăk quản lý tính đến ngày 1/10, cho biết chỉ có hồ Ea Súp và hồ Buôn Jong là lượng nước đạt khoảng 70 – 80%. Còn lại 8 hồ mực nước chỉ đạt 30 – 50% so với dung tích thiết kế, đặc biệt hồ chứa nước Buôn Tría, huyện Lăk có dung tích thiết kế 4,5 triệu m3 nước, tưới cho 400ha lúa ĐX nhưng hiện đang ở mực nước chết. Bên cạnh đó là công trình thuỷ lợi Krông Buk Hạ đang trong quá trình thi công nâng cấp, chưa chặn dòng do vậy nước về hồ bao nhiêu bị chảy tuột đi bấy nhiêu.

Ông Lê Gia Dậu, Giám đốc Cty Thuỷ lợi Đăk Lăk lo lắng: Công trình Krông Buk Hạ có nhiệm vụ tưới cho 1.200ha lúa và 500ha cà phê, mặc dù những năm qua hồ chứa này chưa hoàn thành nhưng do lượng mưa nhiều lên chúng tôi lợi dụng nước chảy dưới dòng sông để bơm nước lên tưới cho cây trồng, còn năm nay không mưa, nên không có nước trên thượng nguồn về. Và như vậy, hàng nghìn ha đất lúa vụ ĐX tới có nguy cơ không thể xuống giống được…

Tương tự như vậy, hiện nay lượng nước tại các hồ Ea Bông, Ea Uy, Ea Cao, hồ Giang Ré… tưới cho hàng ngàn ha lúa và cà phê cũng đang trong tình trạng báo động đỏ. Theo số liệu của Chi cục Thuỷ lợi Đăklăk, lượng mưa từ đầu năm đến nay của địa phương này phổ biến chỉ đạt khoảng 1.000mm, bằng 50 – 60% so với lượng mưa cùng kỳ hàng năm.

Còn tại Kon Tum, tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn. Toàn tỉnh có trên 200 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, cung cấp nước tưới cho cây trồng vụ ĐX gồm lúa 8.000ha, cà phê 13.000ha và các loại cây trồng khác 11.000ha. Tuy nhiên ông Nguyễn Hữu Hải, Giám đốc Sở NN - PTNT Kon Tum cho hay: Đến thời điểm này, lượng mưa cũng chỉ bằng 50% so với mọi năm. Hồ đập đang “đói” nước nghiêm trọng. Đặc biệt, các công trình thuỷ điện Ialy, Sê San 3, Sê san 4, Plei Krông có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho trên 2.000ha nhưng nay đang bị thiếu nước nghiêm trọng. Do vậy, nếu nay mai không có mưa, vụ ĐX tới Kom Tum bị hạn nặng là điều khó tránh khỏi.

Hồ, đập đầy nước cũng vẫn...thiếu!

 Ông Phạm Tiến San, Chi cục trưởng, Chi cục Thuỷ lợi Đăk Lăk cho biết, nhờ trời nếu mưa thì tình hình sẽ bớt khốc liệt hơn, còn thiếu nước SX là điều không tránh khỏi.. Đơn cử như Đăklăk hiện có 500 hồ chứa với tổng dung tích trên 400 triệu m3, ngoài ra còn có 69 đập dâng, 48 trạm bơm, hệ thống thuỷ lợi này có khả năng đáp ứng tưới cho 25.000ha lúa ĐX, 39.000ha lúa mùa và 45.000ha cà phê trong mùa khô (vụ ĐX). Trong khi đó, diện tích lúa ĐX hàng năm của Đăk Lăk luôn trên 28.000 và diện tích cà phê hiện đã trên 180.000ha. Đấy là chưa kể hàng ngàn cây ha cây trồng khác. Do vậy, nhu cầu mỗi năm lên tới hàng tỷ m3 nước. Hồ đầy mà còn thiếu nước sản xuất, thì với lượng nước hiện nay, trong tháng 10 này mà không có mưa thì đại hạn sẽ kinh hoàng.

Thời vụ sản xuất vụ ĐX rơi vào mùa khô, do vậy toàn bộ diện tích cây trồng của các tỉnh Tây Nguyên đều phụ thuộc vào nguồn nước từ hồ đập, sông suối và nguồn nước ngầm. Trước những diễn biến phức tạo của thời tiết, ngay từ cuối vụ mùa, ngành nông nghiệp đã lên phương án chống hạn cho vụ ĐX tới. Ông Phạm Tiến San cho biết: Chúng tôi đã lên phương án không cho người dân gieo trồng tại các vùng bấp bênh về nguồn nước; xây dựng kế hoạch SX phù hợp với nguồn nước hiện có của từng vùng; đắp đập tràn bằng bao cát vào cuối mùa mưa để trữ thêm nước, trong hồ, ao; đóng các cửa cống tại các công trình thuỷ lợi để giữ nước ngay sau khi vụ hè thu đã thu hoạch xong…Còn tại Gia Lai, ông Trương Vân, GĐ Cty TNHH MTV KTCTTL cho hay, nếu tình hình không được cải thiện, cuối tháng 10 chúng tôi sẽ tổ chức họp khẩn với các địa phương để bàn phương án chống hạn cho vụ ĐX tới.

Chưa khi nào người dân Tây Nguyên lại mong mưa như lúc này, những tưởng đợt áp thấp mấy ngày qua sẽ gây mưa lớn cho các tỉnh Tây Nguyên. Nhưng, kỳ lạ thay không giống như mọi năm - áp thấp trên khu vực biển Nam Trung bộ là Tây Nguyên có mưa to, năm nay các tỉnh Tây Nguyên mưa chỉ đủ thấm đất. Áp thấp đã hết mà mưa chẳng thấy đâu đã khiến cho bụng dạ nông dân Tây Nguyên như bị đốt lửa.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm