| Hotline: 0983.970.780

Teen và trào lưu thích cưới sớm

Thứ Ba 13/03/2012 , 08:58 (GMT+7)

Trước quyết định quan trọng của cuộc đời, các bạn trẻ cần suy nghĩ thật kĩ, đừng chiều theo những ý thích nhất thời hoặc vì yêu mù quáng...

Hiện nay, có không ít những đám cưới mà cô dâu chú rể còn trẻ măng, “mặt búng ra sữa”. Đặc biệt là những bạn nữ, có những bạn 18, 19 tuổi đã "theo chồng về dinh". Tâm lý thích chứng minh với mọi người: "Tôi đã lớn".

Thường thì teen rất thích làm những việc để chứng minh với người thân là mình đã lớn, được tự quyết định cuộc sống của mình. Có những đôi bạn trẻ sau thời gian yêu nhau khá lâu, thấy hai bên gia đình đều có khả năng về kinh tế, không có gì băn khoăn hay khó khăn khi lập gia đình nên đã cùng xin phép bố mẹ để thành thân với “một nửa duy nhất của đời mình”.

Ngọc Mai (một nữ sinh cấp 3) chưa hết năm học lớp 12 đã “bắn tiếng trước” với bố mẹ của mình rằng sau khi tốt nghiệp cấp 3, Mai xin phép được lấy anh chàng mà cô nàng đã yêu suốt 3 năm qua. Mai giải thích: “Lúc đó con cũng lớn rồi, con muốn lập gia đình, sướng khổ gì con cũng chịu được”.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô nàng đã lập gia đình với người yêu thật và sau đó là tiếp tục cuộc sống “ăn bám bố mẹ”. Chỉ có điều, Mai không phải ăn bám bố mẹ đẻ mà chuyển sang ăn bám… bố mẹ chồng.

Mặc dù hai bên gia đình đều cảm thấy tình yêu hai đứa chưa đủ lớn, nhưng chỉ vì hai đứa con cứ nằng nặc đòi kết hôn bằng được, thậm chí đã lén lút đi đăng ký kết hôn trước, nên hai nhà đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Nuôi mộng được “thỏa chí tang bồng”

Nhiều bạn gái nghĩ rằng, đến 26-27 tuổi mới lập gia đình thì lúc đó đã thành “gái già” mất rồi. Thế nên, khi gặp được những bạn trai hơn vài tuổi, đã tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm, có khả năng kiếm tiền là nhiều bạn nữ đã muốn đóng vai “hậu phương vững chắc” rồi.

Các teen girl thường nghĩ rằng mình đang ở độ tuổi đẹp nhất, tuổi này mà tổ chức đám cưới thì chắc chắn mình sẽ trở thành một cô dâu xinh đẹp. Rồi thì tâm lý lấy chồng sớm, được "tung tăng" với chồng, khiến khối bạn bằng tuổi phải ngưỡng mộ... cũng tác động tới suy nghĩ của những bạn nữ này.

Tuy nhiên, sau mơ ước “thiên đường” đó còn là trách nhiệm làm con dâu, làm vợ, làm mẹ quá nặng nề mà e rằng trước khi cưới, họ không lường trước được.

Thúy Hoa (20 tuổi) từng là hot girl có tiếng của một trường cấp 3, sau khi vào học cao đẳng đã lấy một anh chàng hơn cô 6 tuổi, con nhà khá giả. Cô nàng nuôi mộng được “thỏa chí tang bồng” đi chơi, tận hưởng cuộc sống một thời gian rồi mới sinh con.

Thế nhưng, ngoài việc sinh con đẻ cái thì còn hàng trăm thứ việc mà một cô vợ mới cưới phải cáng đáng trong gia đình. Nên chẳng ai ngờ một năm sau, bạn bè lại nhìn cô tiểu thư sành điệu ngày trước với ánh mắt thương hại vì đi học mà lúc nào cũng tất tả, vội vội vàng vàng về nhà cơm nước. Lúc nào Hoa cũng có dáng vẻ nheo nhóc của một bà mẹ trẻ hơn là một nữ sinh viên đang độ tuổi đẹp nhất.

Những teen đã có khả năng kinh tế vững chắc

Bên cạnh những bạn kể trên, còn có nhiều teen thật sự tự lực được về kinh tế, nên các bạn ấy cũng muốn ổn định sớm. Một số nam sinh còn đang học năm thứ ba hoặc năm cuối đại học những đã có một công việc ổn định, vì thế họ thường muốn kết hôn luôn với người yêu (thường là bằng hoặc kém hơn vài tuổi) để ổn định gia đình, sau này còn phát triển sự nghiệp.

Các bạn trẻ nghĩ rằng chỉ cần kiếm được ra tiền, có khả năng nuôi bản thân và người yêu là đã có thể kết hôn. Tư duy của các bạn trẻ ngày nay còn khá đơn giản: đã đầy đủ về kinh tế, đến với người mình yêu chẳng có gì là sai! Những trường hợp này đôi khi còn có hậu thuẫn là phụ huynh cũng khá “thoáng”, nên việc “yên bề gia thất” của họ cũng thuận lợi.

Tuy nhiên, việc kiếm được tiền và việc đủ chín chắn một cách thật sự để lập gia đình là hai việc hoàn toàn khác nhau. Đang quen với việc đi làm kiếm tiền cho việc shopping, ăn tiêu cho riêng bản thân, bây giờ lại phải "cáng" thêm cho một người nữa, rồi thì con cái... Nhiều cặp vợ chồng trẻ măng vừa lấy nhau vài tháng đã cãi nhau vì lối sống còn khá ích kỉ, hưởng thụ, chưa biết nghĩ cho gia đình.

Nhật Thái (21 tuổi, đang làm cho một công ty truyền thông) và vợ là Trà Linh (18 tuổi), mặc dù đã lấy nhau nhưng ngày ngày cả hai vẫn đi học ở trường. Thái thì đi làm buổi chiều ở công ty, buổi tối về nhà chỉ kịp làm cơm cùng bố mẹ, thời gian dành cho nhau có khi còn ít hơn cả lúc yêu nhau.

Vẫn còn trẻ nên tiền kiếm ra bao nhiêu, Thái cũng chưa biết cách tiết kiệm, vun vén cho gia đình lắm. Nhiều khi Linh xin tiền đi chợ thì Thái mới gãi đầu gãi tai: "Đang cuối tháng, tháng vừa rồi lại liên hoan, cà phê chè chén với bạn bè nhiều quá nên anh... hết tiền rồi, đành xin bố mẹ vậy".

Linh than thở: "Biết thế này thì đã không lấy nhau sớm thế, anh ấy còn chưa có một khoản tiết kiệm nào cho gia đình riêng của hai đứa. Nhiều khi mình nghĩ trong hoàn cảnh của bọn mình thì cứ yêu nhau, hẹn hò nhau có khi lại hay hơn là dọn về sống chung một nhà".

Và những lý do khác…

Đôi khi việc “quá đà” của teen đã để lại những hậu quả không nhỏ và… nhỡ có bầu là một trong những nguyên nhân mà phụ huynh đành chấp nhận để cho con em họ cưới sớm. Cũng có những cặp dọa tự tử để bắt ép người yêu hoặc bố mẹ đồng ý cưới.

Hay cũng có những lý do khách quan khác như đã yêu một chàng hơn khá nhiều tuổi, hoặc là do hai người sắp đi du học nên phụ huynh đồng ý cho cưới... đã tạo nên xu thế "cưới sớm" hiện nay của giới trẻ.

Thế nhưng, trước quyết định quan trọng của cuộc đời, các bạn trẻ cần suy nghĩ thật kĩ, đừng chiều theo những ý thích nhất thời hoặc vì yêu mù quáng nên vội vội vàng vàng kết hôn.

Những bài học đắt giá của những cô dâu tuổi teen gần đây, điển hình là vụ "cô dâu bị nhà chồng trả lại" ở Cần Thơ, đã cho thấy: Khi chưa đủ chín chắn mà đã quyết định đi tới hôn nhân, nếu có chuyện gì xảy ra thì chỉ người con gái là chịu thiệt thòi nhất.

(Theo TTVN)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm