| Hotline: 0983.970.780

Tên lửa liên lục địa mới nhất của Mỹ

Thứ Hai 17/12/2012 , 10:22 (GMT+7)

LGM-118 Peacekeeper là một tên lửa liên lục địa triển khai trên đất liền được Mỹ bắt đầu triển khai từ năm 1986.

Mới đây, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa Unha-3 cấu tạo 3 tầng của mình mà theo họ là dùng để đưa vệ tinh theo dõi thời tiết vào quỹ đạo. Tuy nhiên, theo phương Tây, đây lại là một vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa trá hình để mở đường cho các nghiên cứu vũ khí hạt nhân trong tương lai của Triều Tiên.

Tên lửa liên lục địa mới nhất của Mỹ

Khác với các tên lửa hành trình thông thường chỉ có quỹ đạo bay ngắn và nằm trong tầm khí quyển của Trái đất, tên lửa đạn đạo có kích thước và khối lượng khổng lồ, được phóng bằng bệ thẳng đứng và đường bay vượt qua khỏi các tầng khí quyển mật độ cao của Trái đất để vươn ra khoảng không vũ trụ trước khi lao vào mục tiêu.

Tên lửa đạn đạo cũng được chia thành nhiều loại với tầm bắn khác nhau. Trong đó, các tên lửa có tầm bắn lớn hơn 5.500 km gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa – Intercontinental ballistic missile (ICBM). Các loại tên lửa ICBM có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, hoặc được dùng để tấn công các mục tiêu tầm xa trong quân sự hoặc dùng để đưa các vệ tinh, tàu vũ trụ ra ngoài không gian trong các dự án mang mục đích khoa học, dân sự.

Tuy nhiên, đa số các quốc gia hiện này đều sử dụng các tên lửa liên lục địa quân sự cải tiến để trở thành tên lửa vũ trụ. Chính vì điều đó mà các nước phương Tây mới lo lắng về quả tên lửa Unha-3 của Triều Tiên sau khi nó thành công trong việc đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Nếu được trang bị đầu đạn hạt nhân nó sẽ trở nên nguy hiểm chẳng khác gì các tên lửa LGM-118 Peacekeeper đã buộc phải ngừng sử dụng của Mỹ.

Tên lửa liên lục địa mạnh nhất thế giới

LGM-118 Peacekeeper là một tên lửa liên lục địa triển khai trên đất liền được Mỹ bắt đầu triển khai từ năm 1986. Đây là tên lửa có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân và sử dụng công nghệ Tái nhập khí quyển đánh nhiều mục tiêu độc lập - Multiple independently targetable reentry vehicle (MIRV) mà hiện nay chỉ Nga và Mỹ sở hữu. Đây là công nghệ dành cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa đánh chiếm mục tiêu sau khi đã bay ra ngoài khí quyển trong các giai đoạn bay trước đó.


LGM-118 Peacekeeper được phóng lên từ hầm tên lửa

Mỗi tên lửa Peacekeeper có khả năng mang 11 đầu đạn hạt nhân có khả năng tái nhập khí quyển W87/MK-21 RV với sức mạnh lên đến 300 kiloton, tương đương 300.000 tấn thuốc nổ TNT thông thường. Tuy nhiên, đến năm 2003, theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân II giữa Mỹ và Nga số lượng đầu đạn hạt nhân trên mỗi tên lửa chỉ còn 10 chiếc và bị cắt hoàn toàn kể từ năm 2005.

Trước 2003, Peacekeeper vẫn là loại tên lửa liên lục địa có các thiết kế sử dụng công nghệ tối tân của Mỹ, được nhiều chuyên gia công nhận là tên lửa đạn đạo mạnh nhất thế giới và triển khai ở các khu căn cứ chiến lược của Washington. Sau khi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược II ra đời, 500 đầu đạn W87/MK-21 RV của Peacekeeper đã được tháo gỡ để chuyển cho các tên lửa Minuteman III thế hệ trước.

Chiếc tên lửa lận đận

Chuyến bay thành công đầu tiên của Peacekeeper vào ngày 17/6/1983 do Không quân Mỹ thực hiện tại căn cứ không quân Vandenberg, California. Tên lửa đã bay quãng đường dài 6.704 km trước khi phóng ra 6 đầu đạn thường đến các mục tiêu khác nhau thuộc bãi thử tên lửa Kwajalein trên biển Thái Bình Dương.

Trong 2 giai đoạn thử nghiệm ban đầu, đã có tất cả 12 tên lửa được phóng đi để đảm bảo các hệ thống phụ của Peacekeeper hoạt động đúng theo kế hoạch và thu thập số liệu nhằm đánh giá tầm hoạt động và tải trọng tối đa của tên lửa. Trong số đó, 8 lần các tên lửa được phóng đi từ hầm tên lửa cố định dưới lòng đất, số còn lại được phóng từ các ống phóng di động của hệ thống tên lửa đạn đạo Minuteman III.

Tháng 2/1984, Peacekeeper được đưa vào sản xuất hàng loạt với kế hoạch thay thế 50 tên lửa Minuteman III đang triển khai ở Căn cứ không quân F.E. Warren dưới sự quản lí của Phi đội tên lửa chiến lược số 400. Đây là ý đồ của Cơ quan Chỉ huy không quân chiến lược Mỹ với dự tính các tên lửa Peacekeeper sẽ hoạt động được trong 20 năm.


8 đầu đạn của LGM-118 Peacekeeper bắn đến các mục tiêu độc lập sau khi tái nhập khí quyển

Quá trình thay thế Minuteman III của Peacekeeper dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 4/1986 và đến tháng 12 năm đó, các tên lửa đã sẵn sàng chiến đấu. Sau khi kế hoạch thay thế lần đầu tiên thành công, Cơ quan Chỉ huy không quân chiến lược sẽ tiếp tục phát triển dự án với việc trang bị thêm 50 tên lửa Peacekeeper nữa cho Phi đội tên lửa chiến lược 319. Toàn bộ công việc thay thế và bổ sung tên lửa mới của Không quân Mỹ được tính toán sẽ hoàn thành vào tháng 12/1989.

Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị gián đoạn vào tháng 7/1985 sau những tranh cãi trong Quốc hội Mỹ. Mãi tới ngày 19/12/1986, Tổng thống Reagan khi đó mới đưa ra một giải pháp cho kế hoạch nâng cấp tên lửa với điều kiện các hệ thống đi kèm của Peacekeeper phải hoạt động tốt. Mãi tới tháng 12/1988, các hệ thống của Peacekeeper mới hoạt động với đầy đủ khả năng của chúng và đó cũng là lúc các Phi đội tên lửa chiến lược mới được trang bị Peacekeeper.

Do Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược II, Peacekeeper từ có thể mang 11 đầu đạn hạt nhân chỉ còn giảm xuống 10 sau đó là loại bỏ hoàn toàn và cuối cùng bị ngừng sản xuất mãi mãi vào ngày 19/9/2005. Hiện nay, Mỹ vẫn đang sử dụng các tên lửa đạn đạo Minuteman III để thay thế Peacekeeper chứ chưa nghiên cứu được loại tên lửa mới hơn.

Vào cuối thập niên 80 (thế kỷ XX), các tên lửa Peacekeeper đã được thử nghiệm với việc phóng từ các toa xe lửa chạy trên đường ray có gắn bệ phóng. Các bệ phóng sẽ được chứa trong 3 toa xe khác nhau để đảm bảo an toàn trước những vụ tai nạn có khả năng xảy ra trong chiến tranh. Bên cạnh đó, các toa xe có thể đi lòng vòng trên một hệ thống đường ray rộng lớn với đường đi không cố định nhằm biến nó thành một mục tiêu di động khó tấn công.

Trong phương án kì quặc này, các tên lửa Peacekeeper sẽ được bảo quản ở các ga tàu khác nhau thuộc sự quản lí của Không quân Mỹ. Sẽ có khoảng 25 chiếc tàu hỏa, mỗi chiếc mang 2 tên lửa Peacekeeper sẵn sàng triển khai khi nhận lệnh của cấp trên. Tháng 2/1987 Không quân Mỹ đã chọn được 10 điểm ga xe lửa làm địa điểm tập kết tên lửa, cũng trong năm đó, Quốc hội Mỹ đã đồng ý chi thêm 350 triệu USD để thực hiện dự án này.

Bước sang năm 1988, các cuộc thử nghiệm chiến thuật với xe lửa này được Không quân bắt đầu thực hiện. Tuy nhiên, vào thập niên 90 (thế kỷ XX), khi những thiết kế mới để nâng cấp Peacekeeper hoàn thành, người ta đã hủy bỏ phương án di chuyển này.

Dù phải trải quan nhiều lần vướng mắc để có thể đưa vào trang bị cho Không quân Mỹ nhưng Peacekeeper không thể phục vụ trong vòng 20 năm như mong ước của những nhà chiến lược quân sự lúc nó mới ra đời.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm