| Hotline: 0983.970.780

Thách thức và giải pháp từ hội nghị đối thoại toàn cầu - Bayer 2019

Thứ Hai 21/10/2019 , 08:58 (GMT+7)

Với chủ đề “Ngày mai thuộc về tất cả chúng ta”, sự kiện đối thoại tương lai nông nghiệp 2019 đã tập hợp các diễn giả và các khách mời tham gia đến từ hơn 40 quốc gia.

Hội nghị tập trung thảo luận, đối thoại và phỏng vấn về những thách thức và cơ hội mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt. Các chủ đề thảo luận xoay quanh nhu cầu tìm kiếm sự cân bằng giữa sản xuất thực phẩm và an toàn lương thực cho dân số 7 tỉ người trên khắp hành tinh. Cùng một việc thách thức không kém là đất đai canh tác nông nghiệp đang thu hẹp dần khi dân số toàn cầu chạm ngưỡng 8 tỉ người vào năm 2030.

Việt Nam là một trong ít quốc gia bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang làm thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, nông nghiệp đã và đang là những vấn đề lớn cần các giải pháp tối ưu khắc phục.

Tại hội nghị đối thoại nông nghiệp toàn cầu Bayer 2019, các giải pháp được các nhà khoa học, các nông dân trên khắp thế giới rất quan tâm là việc chuyển đổi nông nghiệp kỹ thuật số. Theo đó, giải pháp cá nhân hóa phù hợp với từng nhu cầu của các hộ nông dân. Nông dân đứng trước cơ hội quản trị được các thửa đất canh tác từ rất nhỏ đến quy mô. Đa dạng hóa cây trồng mà không phụ thuộc vào các vấn đề họ đang đối mặt hiện nay như thời tiết, biến đổi khí hậu.
 

Đổi mới và đột phá là điều cần thiết

"Là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta có cơ hội và trách nhiệm để giải quyết các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu, sự mất đa dạng sinh học và an ninh lương thực, giúp tạo ra một ngày mai tốt hơn cho hành tinh của chính mình", ông Condon nói.

Ông Liam Condon, thành viên của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bayer và là Chủ tịch của Bộ phận Khoa học cây trồng phát biểu tại cuộc đối thoại.

Trong phần trình bày của mình, ông Condon còn chỉ ra rằng đầu tư vào những đột phá trong tương lai sẽ cần sự hợp tác và tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, nông dân và người tiêu dùng nhằm xây dựng niềm tin và nhận được sự ủng hộ từ xã hội. 

Ông Liam Condon, thành viên của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bayer và là Chủ tịch của Bộ phận Khoa học cây trồng cho biết: Nông nghiệp cần phải nuôi sống một thế giới đang phát triển nhưng không được làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đổi mới và đột phá là điều cần thiết để nông dân có thể trồng đủ lương thực cho dân số thế giới đang tăng lên trong khi vẫn bảo vệ môi trường và bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên.

Thành công lâu dài của khoa học cây trồng không nằm ở việc bán được nhiều sản phẩm, mà là cung cấp cho nông dân các giải pháp cá nhân hóa. Cho phép họ thu hoạch tốt hơn bằng cách sử dụng ít tài nguyên hơn như nước, đất, đầu vào và năng lượng.

Có thể thấy với các công nghệ tiên tiến hiện nay, người nông dân thế giới cũng như Việt Nam sẽ dần bỏ được cái khái niệm "một nắng hai sương" khi có thể áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong chính những ruộng đồng truyền thống của gia đình.

Đây cũng chính là cơ hội bứt phá của không chỉ nông dân mà cả nền kinh tế của những nước nông nghiệp như Việt Nam.
 

Đầu tư mạnh vào lĩnh vực khoa học cây trồng

Trong Hội nghị Đối thoại về tương lai nông nghiệp 2019, tập đoàn Bayer cho biết đã đầu tư 2,3 tỉ Euro trong năm 2018 vào nghiên cứu và phát triển (R&D) về lĩnh vực khoa học cây trồng và cho ra được nhiều giải pháp cho các vấn đề nông nghiệp hiện nay.

Phát biểu tại hội nghị, ông Bob Reiter – Trưởng Bộ phận nghiên cứu và phát triển khoa học cây trồng của tập đoàn nói: "Rất nhiều những sáng kiến hiện nay là kết quả của sự cải tiến liên tục và đổi mới đột phá.

Chúng tôi luôn cố gắng tận dụng trí tuệ của con người đưa những tiến bộ khoa học ứng dụng vào sức khỏe và dinh dưỡng để cải thiện cuộc sống của chúng ta."

Hiện nay, trên toàn cầu có 7.300 nhà khoa học của Bayer đang làm việc tại hơn 35 trung tâm R&D và hơn 175 trạm giống để phát triển ra những sáng kiến ứng dụng cho ngành khoa học cây trồng. Trong vòng 10 năm tới, tổng số tiền đầu tư cho hoạt động R&D của tập đoàn dự kiến lên đến hơn 25 triệu Euro.

Trên thực tế, rất nhiều những giải pháp cho các vấn đề nông nghiệp đã được tập đoàn Bayer đưa ra nhờ quá trình nghiên cứu và phát triển lĩnh vực khoa học cây trồng.

Chỉ mới tháng trước, Bayer cho ra mắt một loại thuốc diệt nấm cải tiến, được bán trên thị trường dưới thương hiệu công nghệ Iblon ™.

Dựa trên thành phần hoạt chất isoflucypram, thuốc trừ nấm lúa mì mới cung cấp khả năng kiểm soát dịch bệnh vượt trội trên các loại cây ngũ cốc, giúp cây trồng khỏe mạnh hơn và năng suất cao hơn so với tiêu chuẩn thị trường hiện có.

 

Các đại biểu tham quan trang trại Damianshof ForwardFarm, xem đại diện Bayer trình diễn canh tác bền vững và cùng thảo luận về các kỹ thuật nhân giống cây trồng giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Khoa học dữ liệu và các công cụ kỹ thuật số tiên tiến cũng cho phép Bayer cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình một cách bền vững, đồng thời, trao quyền cho nông dân đưa ra quyết định tốt hơn về các phương thức trồng trọt. Sở hữu 75 dự án nghiên cứu và phát triển về giống và tính trạng, bảo vệ cây trồng và chuỗi giá trị nông nghiệp kỹ thuật số, cùng với việc thương mại hóa hàng trăm giống lai và giống mới hàng năm, Bayer có thể cung cấp cho nông dân trên khắp thế giới đa dạng các giải pháp.

Lãnh đạo Bayer và các chuyên gia trong ngành nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đồng thời vẫn đảm bảo việc sản xuất lương thực đầy đủ cho dân số đang gia tăng.

Trong năm 2018, Bayer đã ký kết hơn 60 thỏa thuận hợp tác bao gồm cả hợp tác mới và mở rộng thêm các hợp tác có sẵn. Gần đây nhất, tập đoàn này đã hoàn tất thỏa thuận với công ty nghiên cứu dược phẩm sinh học Avinas để thành lập liên doanh có tên là Oerth Bio, khám phá cách thức các protein phân hủy có trong thực vật và động vật có thể bảo vệ cây trồng chống lại sâu bệnh đe dọa.

Các kết quả của sự hợp tác này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nông nghiệp mà còn có khả năng mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe con người khi Bộ phận Dược phẩm của Bayer phát triển những dược phẩm dựa trên các nghiên cứu này.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 60 triệu mẫu đất trên khắp thế giới được áp dụng giải pháp này, và Bayer kì vọng sẽ nâng con số này lên đến 90 triệu mẫu trong tương lai gần.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Bàn giải pháp canh tác sầu riêng đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc

TÂY NINH Không chỉ khâu canh tác mà toàn bộ quá trình trước, trong và sau thu hoạch cũng phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Khó khăn trong quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi

QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất