| Hotline: 0983.970.780

Thái Lan cung cấp sếu đầu đỏ con cho Vườn Quốc gia Tràm Chim

Thứ Tư 26/04/2023 , 10:46 (GMT+7)

Đồng Tháp Tổ chức Công viên động vật học Thái Lan hàng năm sẽ cung cấp sếu đầu đỏ con cho Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) để nuôi và thả về tự nhiên.

Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phục hồi quần thể sếu đầu đỏ

Ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết, UBND tỉnh vừa có buổi làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ với Hội Sếu Quốc tế (ICF), Hiệp hội Vườn thú Việt Nam (VZA) về việc hợp tác bảo tồn sếu đầu đỏ.

"Hiện nay, 2 cán bộ của Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang có chuyến công tác quan trọng tại Thái Lan để bàn thảo kế hoạch với Tổ chức Công viên động vật học Thái Lan nhằm đưa sếu đầu đỏ về Việt Nam", ông Thiện cho biết thêm.

Hơn một thập kỷ qua, số lượng sếu đầu đỏ hoang dã ở Việt Nam và Campuchia đã suy giảm hơn 80%. Theo đó, từ 850 cá thể được ghi nhận vào năm 2010, giảm xuống còn dưới 160 cá thể được ghi nhận trong cuộc điều tra quần thể gần đây nhất vào năm 2022.

Trước tình hình này, ICF sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữa các chương trình phục hồi quần thể sếu đầu đỏ ở Thái Lan và Việt Nam. Đồng thời, ICF, VZA và Tổ chức Công viên động vật học Thái Lan sẽ tư vấn kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho Vườn Quốc gia Tràm Chim về việc nuôi, thả, giám sát sếu đầu đỏ, quản lý môi trường sống của sếu trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Hơn một thập kỷ qua, số lượng sếu đầu đỏ hoang dã ở Việt Nam và Campuchia đã suy giảm hơn 80%. Theo đó, từ 850 cá thể được ghi nhận vào năm 2010, giảm xuống còn dưới 160 cá thể được ghi nhận trong cuộc điều tra quần thể gần đây nhất vào năm 2022. Ảnh: VQGTC. 

Hơn một thập kỷ qua, số lượng sếu đầu đỏ hoang dã ở Việt Nam và Campuchia đã suy giảm hơn 80%. Theo đó, từ 850 cá thể được ghi nhận vào năm 2010, giảm xuống còn dưới 160 cá thể được ghi nhận trong cuộc điều tra quần thể gần đây nhất vào năm 2022. Ảnh: VQGTC. 

Đối với Tổ chức Công viên động vật học Thái Lan, hàng năm, tùy theo nhu cầu và khả năng sẽ cung cấp sếu đầu đỏ con cho Vườn Quốc gia Tràm Chim để nuôi tiếp tục và thả về tự nhiên. Quá trình này tuân theo quy định pháp lý của quốc gia và Tổ chức Công viên động vật học Thái Lan, cũng như sự an toàn của động vật.

Tạo môi trường tốt cho sếu ở

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đang quy hoạch khu A4 thuộc Vườn quốc gia Tràm Chim là nơi thả nuôi sếu ra tự nhiên. Xung quanh khu vực này là vùng đệm với diện tích 1.623ha sẽ sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, thay vì trước đây người dân sản xuất lúa sử dụng phân thuốc hóa học là phần lớn. Trong thời gian chờ nhận sếu đầu đỏ từ Thái Lan chuyển về, Vườn Quốc gia Tràm Chim đang cải tạo môi trường sinh thái tự nhiên để sếu có thể thích nghi và gắn bó ở lâu dài.

Ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin thêm, đã có buổi làm việc với UBND huyện Tam Nông và Vườn Quốc gia Tràm Chim về tiến độ triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ vùng dự kiến thả sếu tự nhiên, vùng này có 275 hộ dân đang sản xuất nông nghiệp, chủ yếu tập trung ở 2 xã Phú Đức và Tân Công Sính giáp khu A4, Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Đối với Tổ chức Công viên động vật học Thái Lan, hàng năm, tùy theo nhu cầu và khả năng sẽ cung cấp sếu đầu đỏ con cho Vườn Quốc gia Tràm Chim để nuôi tiếp tục và thả về tự nhiên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với Tổ chức Công viên động vật học Thái Lan, hàng năm, tùy theo nhu cầu và khả năng sẽ cung cấp sếu đầu đỏ con cho Vườn Quốc gia Tràm Chim để nuôi tiếp tục và thả về tự nhiên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện, ngành chức năng đã vận động, hướng dẫn người dân canh tác lúa theo hướng hữu cơ, giảm dần lượng phân bón hóa học qua 4 vụ liên tiếp. Người sản xuất lúa phải được tập huấn trồng lúa thân thiện môi trường, ứng dụng máy sạ cụm để giảm giống, xây dựng nhãn hiệu gạo của mô hình hoàn chỉnh, chứng nhận gạo đạt tiêu chuẩn hữu cơ từ năm thứ tư và xúc tiến thương mại sản phẩm…

Mô hình thực hiện 3 giai đoạn từ năm 2023 - 2025, tổng diện tích thực hiện 200ha, kinh phí trên 13,6 tỷ đồng. Trước mắt, đã vận động được 15 hộ đăng ký canh tác lúa hữu cơ gần 100ha trong vụ hè thu 2023 ở khu vực vùng đệm giáp với khu A4, Vườn Quốc gia Tràm Chim để tạo môi trường sinh thái quanh khu vực phát triển của sếu.

Theo ông Thiện, trong thời gian chờ nhận sếu từ Thái Lan chuyển về Vườn Quốc gia Tràm Chim, địa phương đang cho khẩn trương san lấp mặt bằng, kết hợp việc đốt thảm thực bì và cải tạo môi trường tự nhiên khu A4 phù hợp, tạo điều kiện sinh thái tốt nhất để sếu có thể gắn bó lâu dài.

Đồng Tháp đang quy hoạch khu A4 thuộc Vườn quốc gia Tràm Chim là nơi thả nuôi sếu ra tự nhiên. Xung quanh khu vực này là vùng đệm với diện tích 1.623ha sẽ sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp đang quy hoạch khu A4 thuộc Vườn quốc gia Tràm Chim là nơi thả nuôi sếu ra tự nhiên. Xung quanh khu vực này là vùng đệm với diện tích 1.623ha sẽ sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh Đồng Tháp cũng đề nghị các ngành liên quan sớm mời chuyên gia từ Thái Lan sang Đồng Tháp cho ý kiến về việc thiết kế khu vực nuôi sếu và địa điểm nuôi thả sếu trong tự nhiên. Đồng thời hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để sớm triển khai dự án bảo tồn, phát triển đàn sếu đầu đỏ trong thời gian tới.

“Về sản xuất lúa hữu cơ, Nhà nước địa phương phải làm cầu nối để người dân thấy việc sản xuất lúa hữu cơ là có lợi, tránh sự ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Tất cả phải làm song song chứ không chần chừ bỏ lỡ cơ hội tốt”, ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

C.P. Việt Nam bàn giao dự án trồng và chăm sóc rừng tại Tà Thiết

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam vừa phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, ban giao dự án trồng và chăm sóc rừng tại Tà Thiết.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.