| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn, phát triển hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim gắn với du lịch

Thứ Sáu 18/11/2022 , 07:14 (GMT+7)

Đồng Tháp Bên cạnh việc bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim, mới đây UBND Đồng Tháp phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2022–2030 gắn với du lịch sinh thái rừng.

Vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích gần 7.500 ha nằm trong vùng Đồng Tháp Mười. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích gần 7.500 ha nằm trong vùng Đồng Tháp Mười. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thế giới công nhận Vườn quốc gia Tràm Chim là khu Ramsar

Vườn quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có diện tích gần 7.500ha nằm trong vùng đất Đồng Tháp Nười. Đặc biệt nơi đây có hơn 130 loài thảm thực vật khác nhau, có 231 loài chim nước thuộc 25 chi, 49 họ với nhiều loài chim quý như: ngan cánh trằng, cốc đế, già sói, sếu đầu đỏ... Về thủy sản có 130 loài cá nước ngọt thuộc 11 bộ, 31 họ và 79 giống, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá lóc, trê vàng, cá dày, thát lát. Tại vườn còn có 29 loài lưỡng cư, bò sát, thuộc 3 bộ, 11 họ và 25 giống, chiếm 53% tổng thành phần loài lưỡng cư, bò sát nước ngọt vùng ĐBSCL.

Với sự đa dạng sinh học cao, Vườn quốc gia Tràm Chim còn là nơi bảo tồn văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười và đây còn là nơi nghiên cứu, học tập của học sinh, sinh viên các tổ chức bảo tồn quốc tế về hệ sinh thái đất ngập nước nội địa. Ngày nay Vườn quốc gia Tràm Chim là một điểm tham quan du lịch sinh thái lý tưởng mênh mang sông nước tuyệt đẹp cùng một màu xanh của rừng tràm ngút ngàn không thể bỏ qua khi đến Đồng Tháp.

Đặc biệt, Vườn quốc gia Tràm Chim đã được thế giới công nhận là khu Ramsar vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về mặt đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Hiện tại ở Việt Nam hiện có ba khu Ramsar gồm: vùng bãi bồi cửa sông ven biển thuộc vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), vùng ngập nước Bàu Sấu thuộc vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) và khu hồ Ba Bể (Bắc Kạn). Có thể nói, sau khi được công nhận, Vườn quốc gia Tràm Chim trở thành khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam.

Nơi đây có hơn 130 loài thảm thực vật khác nhau, có 231 loài chim nước thuộc 25 chi, 49 họ với nhiều loài chim quý. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nơi đây có hơn 130 loài thảm thực vật khác nhau, có 231 loài chim nước thuộc 25 chi, 49 họ với nhiều loài chim quý. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết, từ khi Vườn quốc gia Tràm Chim trở thành khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam đã được đầu tư triển khai thi công các dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn như: Trại thực nghiệm, bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim khu Ramsar. Đầu tư hạ tầng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim. Công trình đầu tư hệ thống cây xanh khu vực trụ sở mới. Bên cạnh đó Vườn quốc gia Tràm Chim còn phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuần tra bảo vệ rừng, phòng chống xâm nhập, chăn thả gia súc trái phép.

Còn vào mùa khô, lực lượng chức năng cùng nhân viên của Vườn quốc gia Tràm Chim tuần tra 24/24 để phòng chống cháy rừng và  bố trí máy móc, thiết bị chữa cháy xuống tận địa bàn trọng điểm, tổ chức bơm tưới nước bổ sung độ ẩm, nhờ đó trong nhiều năm không để xảy ra vụ cháy rừng nào lớn tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

Vườn quốc gia Tràm Chim trở thành khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vườn quốc gia Tràm Chim trở thành khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Lâm, về hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, Vườn quốc gia Tràm Chim đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm liên huyện Tam Nông - Tân Hồng và các đơn vị tiếp nhận 20 cá thể bò sát, hơn 400 cá thể chim và 400 kg cá. Thực hiện tổ chức thống kê, giám sát các loài chim nước, quý hiếm, đã ghi nhận 8 loài chim quý hiếm, 78 loài thông thường khác, đồng thời còn tạo cảnh quan, sinh cảnh, bãi ăn cho loài chim siếu đầu đỏ tại phân khu A1 và A3.

Phương án quản lý rừng bền vững

Bên cạnh việc bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim, mới đây UBND Đồng Tháp ra quyết định phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2030.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Mục tiêu cụ thể của phương án quản lý rừng bền vững cho Vườn quốc gia Tràm Chim về kinh tế. Doanh thu từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng đạt khoảng 10 tỷ đồng/năm để phục vụ trở lại công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim.

Về môi trường, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước, với khoảng 2.600 ha rừng tràm, 3.600 ha các sinh cảnh đồng cỏ tiêu biểu như: Sen, súng, cỏ ống, mồm mốc, hoàng đầu ấn, lúa ma, năng ống, năng kim là nơi cư trú. Phân bố của nhiều loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm thông qua các biện pháp quản lý điều tiết nước, các chương trình phòng cháy chữa cháy rừng, phục hồi các sinh cảnh rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Về môi trường, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước khoảng 2.600 ha rừng tràm, 3.600 ha các sinh cảnh đồng cỏ tiêu biểu như: Sen, súng, cỏ ống, mồm mốc, hoàng đầu ấn, lúa ma, năng ống, năng kim là nơi cư trú. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Về môi trường, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước khoảng 2.600 ha rừng tràm, 3.600 ha các sinh cảnh đồng cỏ tiêu biểu như: Sen, súng, cỏ ống, mồm mốc, hoàng đầu ấn, lúa ma, năng ống, năng kim là nơi cư trú. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu và triển khai Dự án Nhân giống và bảo tồn sếu đầu đỏ và hoa hoàng đầu ấn. Có phương án đánh giá công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng tại các xã vùng đệm. Từng phân khu được xác định chức năng phù hợp với điều kiện thực tế về các yếu tố tự nhiên và đa dạng sinh học để làm cơ sở thiết lập các biện pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững đất ngập nước và cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái.

Khu A1, là nơi bảo tồn tổng hợp các sinh cảnh đất ngập nước theo mùa làm nơi cư trú, kiếm ăn cho các loài chim nước. Khu A2, là nơi bảo tồn rừng tràm, các loài thủy sản và các sinh cảnh khác. Khu A3, C, nơi bảo tồn, tái tạo toàn bộ các sinh cảnh đặc trưng phục vụ công tác phát triển du lịch sinh thái. Khu A4, A5, trở thành nơi bảo tồn các sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa phù hợp với môi trường sống của các loài chim nước.

Du lịch sinh thái rừng

Nhiều năm qua, hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ở Đồng Tháp gắn với xây dựng nông thôn mới đã được khai thác và phát huy thế mạnh của vùng Đất Sen hồng. Đồng Tháp nổi tiếng với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch nông nghiệp như: du lịch tham quan các vườn dừa, vườn cây ăn trái, trải nghiệm sống trong nhà dân và tham gia sinh hoạt với người dân, tham quan và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống, thưởng thức những món ăn đặc trưng gắn liền với ruộng, vườn, cây trái và hoa kiểng…

Du khách trải nghiệm du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Du khách trải nghiệm du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay toàn tỉnh có 80 điểm du lịch nông nghiệp, cộng đồng đã được UBND tỉnh Đồng Tháp đưa vào quy hoạch và đầu tư phát triển. Đồng Tháp xem du lịch là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế cho địa phương và gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhắc đến loại hình du lịch trải nghiệm trong Vườn rừng quốc gia Tràm Chim từ lâu ai cũng biết đến nơi đây là khu sinh quyển bậc nhất ở khu vực ĐBSCL.

Chúng tôi đến Vườn quốc gia Tràm Chim vào một ngày đẹp trời, nơi có một màu xanh của rừng tràm ngút ngàn. Ở vùng đất ngập nước vào mùa này, các loài chim: điên điển, còng cọc, cò ốc,… đang làm tổ, sinh sản. Trong hành trình tham quan đầy thú vị này, chúng tôi còn được vào tận khu nuôi ong của hộ dân (ấp Cà Dăm, xã Tân Công Sính) để tìm hiểu, trải nghiệm về hoạt động nuôi ong lấy mật như: cách nuôi, chăm sóc, quay mật và thưởng thức các sản phẩm từ mật ong. Trải nghiệm làm ngư dân (giăng câu, đặt trúm, đặt lợp, đặt lờ…) Một chương trình trải nghiệm tại Vườn quốc gia Tràm Chim dù đã được khai thác từ năm 2013, nhưng đến nay vẫn khiến du khách tò mò, thích thú.

Trải nghiệm làm ngư dân giăng câu, đặt trúm, đặt lợp tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trải nghiệm làm ngư dân giăng câu, đặt trúm, đặt lợp tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cùng là hoạt động trải nghiệm, nhưng tại Homestay Tư Cá Linh (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông), du khách được khoác lên mình bộ bà ba truyền thông để mò cua, bắt cá. Được tự tay ướp trà trên những cánh sen đang lung linh dưới cái nắng chiều. Nơi đây, khi màn đêm buông xuống và mặt trời ló dạng, dưới ánh ban mai, ngồi trên căn nhà giữa ruộng sen, du khách được thưởng thức trà ướp sen, thả hồn mình vào không trung bao la tĩnh lặng chốn ruộng sen, đồng lúa.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.