| Hotline: 0983.970.780

Thái Lan gia hạn lệnh cấm xuất khẩu trứng thêm một tháng

Thứ Ba 31/03/2020 , 08:58 (GMT+7)

Lệnh cấm xuất khẩu trứng sẽ được kéo dài thêm một tháng, bắt đầu từ hôm nay tại Thái Lan để đảm bảo cung đủ cho tiêu dùng trong nước.

Một cửa hàng trứng ở chợ nông sản Seri trước thời điểm có lệnh xuất khẩu trứng.                   Ảnh: Apichart Jinakul

Một cửa hàng trứng ở chợ nông sản Seri trước thời điểm có lệnh xuất khẩu trứng.                   Ảnh: Apichart Jinakul

Trước đó, vào thứ Ba tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit đã tuyên bố cấm xuất khẩu mặt hàng trứng gia cầm kéo dài một tuần trong bối cảnh giá tăng vọt do sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19.

Động thái của chính phủ Thái Lan được áp thực hiện trên quy mô toàn quốc khi giá trứng ở nhiều tỉnh thành đã tăng từ ba đến bốn lần và gây ra tình trạng người tiêu dùng hoảng loạn tích trữ thực phẩm và nạn đầu cơ kiếm lời ở khu vực trung gian.

Trả lời báo chí, ông Jurin cho biết sau khi nghiên cứu tình hình cung-cầu trong nước, Bộ Thương mại thấy cần phải ổn định giá cả trong khi vẫn duy trì sản lượng tối ưu, đồng thời đã ra quyết định trì lùi chu kỳ dập đẻ của đàn gia cầm nói chung và gà chuyên trứng nói riêng từ 72 đến 80 tuần để có thêm nguồn cung.

Theo Bộ trưởng, năng lực sản xuất trứng của Thái Lan hiện dao động trong khoảng 40 đến 41 triệu quả trứng mỗi ngày, dư khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và sản lượng vẫn không thay đổi trong thời điểm từ ngày bùng phát đại dịch Covid-19.

Người dân Thái Lan mua trứng gà tại chợ Pak Nam thuộc tỉnh Samut Prakan. Ảnh: Somchai Poomlard

Người dân Thái Lan mua trứng gà tại chợ Pak Nam thuộc tỉnh Samut Prakan. Ảnh: Somchai Poomlard

Tuy nhiên, nhu cầu trứng thực phẩm đã tăng mạnh trong những ngày qua do người dân đổ xô tích trữ đề phòng khả năng bị thiếu hụt nếu lệnh phong tỏa được ban bố.

Ước tính của Bộ Thương mại, đại dịch coronavirus đã khiến mỗi hộ gia đình ở Thái Lan đang mua vào số lượng trứng nhiều gấp ba lần so với bình thường.

Ông Jurin cho biết, giá trứng nên được chốt ở mức 2,80 bạt/quả (tương đương 2.000 đồng) và cần phải được phân phối nhanh nhất có thể nhằm ngăn chặn nạn đẩy giá bán lẻ vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm