| Hotline: 0983.970.780

Thái Lan tranh cãi về luật khi quân khi công chúa ra tranh cử thủ tướng

Thứ Sáu 08/02/2019 , 17:47 (GMT+7)

Giới chuyên gia cho rằng truyền thông Thái Lan có thể e dè khi đưa tin về công chúa Ubolratana do lo ngại luật khi quân.

Công chúa Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Barnavadi. Ảnh: BBC.

Việc công chúa Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Barnavadi của Hoàng gia Thái Lan đăng ký tranh cử ghế thủ tướng trong cuộc bầu cử sắp tới làm dấy lên tranh cãi ở vương quốc này liên quan đến luật khi quân, theo AFP.

Điều 112 trong luật hình sự Thái Lan nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm cũng như làm ảnh hưởng đến danh tiếng của các thành viên chủ chốt của hoàng gia. Điều này khiến dư luận Thái Lan đặt ra những câu hỏi về việc truyền thông, giới phân tích nước này có thể đưa tin, thảo luận về công chúa Ubolratana cũng như các chính sách tranh cử của bà với tư cách là ứng viên thủ tướng như thế nào.

Trên lý thuyết, luật khi quân chỉ áp dụng với những người nhạo báng, xúc phạm hay đe dọa nhà vua, hoàng hậu, thái tử và nhiếp chính. Kẻ vi phạm sẽ phải đối mặt với mức án tù 3-15 năm cho mỗi tội danh.

Một số chuyên gia cho rằng công chúa Ubolratana, 67 tuổi, không thuộc đối tượng điều chỉnh của điều luật này và bà cũng đã từ bỏ địa vị hoàng gia sau khi kết hôn với một người Mỹ cách đây nhiều năm, trước khi ly dị và quay trở về Thái Lan. Tuy nhiên, bà vẫn được coi là một thành viên hoàng tộc và thực hiện các nghĩa vụ hoàng gia, trong khi điều 112 thường được viện dẫn trong mọi khía cạnh liên quan đến hoàng gia Thái Lan.

Chính quyền quân sự Thái Lan gần đây đã mở rộng đáng kể những hành vi bị kết tội "khi quân", thậm chí truy tố cả những người đưa ra bình luận châm biếm về thú cưng của cố vương, dù chúng không được quy định cụ thể trong luật.

Công chúa Ubolratana từng tham gia đóng nhiều bộ phim và có tài khoản Instagram, nên những người sử dụng mạng xã hội và truyền thông Thái Lan được dự đoán sẽ rất thận trọng trong thời gian tới khi đưa ra các phát ngôn liên quan đến bà, theo Kanokrat Lertchoosakul, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn.

Sau cuộc đảo chính tháng 5/2014, chính quyền quân sự Thái Lan tăng cường truy tố những người bị kết tội khi quân, với những bản án tới 30 năm tù vì các dòng đăng xúc phạm hoàng gia trên Facebook. Nhiều nghi phạm bị xét xử trong các phiên xử kín của tòa án quân sự và không được phép kháng cáo.

Tuy nhiên, kể từ khi Quốc vương Maha Vajiralongkorn, em trai của công chúa Ubolratana, lên kế vị vua cha, các vụ truy tố liên quan đến tội khi quân đã giảm mạnh, cho thấy sự thay đổi trong hoàng gia liên quan đến điều luật này.

Tuyên bố ra tranh cử của công chúa Ubolratana được coi là động thái chưa có tiền lệ, phá vỡ truyền thống đứng ngoài chính trị của hoàng gia Thái. Bà nhiều khả năng sẽ đối đầu với đương kim thủ tướng Prayut Chan-O-Cha, người cũng tuyên bố ra tranh cử đại diện cho đảng quân đội Phalang Pracharat, trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 24/3.

Công chúa Ubolratana là con đầu lòng của Cố vương Bhumibol Adulyadej. Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932. Tuy hoàng gia chỉ đảm nhận nhiệm vụ mang tính nghi lễ, họ có ảnh hưởng lớn và được người dân kính trọng.

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm