| Hotline: 0983.970.780

Thái Thụy, trước và sau bão số 2

Thứ Sáu 28/06/2013 , 10:14 (GMT+7)

Là một huyện nghèo ven biển, nên lãnh đạo huyện Thái Thụy (Thái Bình) là những người hiểu hơn ai hết tác hại của bão.

Là một huyện nghèo ven biển, nên lãnh đạo huyện Thái Thụy (Thái Bình) là những người hiểu hơn ai hết tác hại của bão.

Phòng chống bão tốt thì còn người còn của, lơ là với bão là mất hết. Vậy nên công tác phòng, chống bão lụt luôn được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Bão số 2 (Bebinca) đổ bộ vào Thái Bình lúc 16 giờ ngày 23/6 và vào khá sâu trong tỉnh với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.

Ngay từ chiều ngày 20/6, khi cơn bão bắt đầu xuất hiện, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình đã có liên tiếp 3 công điện khẩn về Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện. Và ngay lập tức, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của huyện đã có 4 công điện khẩn về các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trong huyện để triển khai công tác phòng chống bão số 2.

 Mọi diễn biến của cơn bão trên biển Đông đã được bộ phận trực ban của Ban phòng chống bão lụt huyện bám sát, thông báo kịp thời. Các thành viên trong Ban chỉ huy phòng chống bão lụt đã có mặt ở những vị trí được phân công để kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống bão ở các xã, thị trấn và các đơn vị, cơ quan trong huyện.


Khắc phục hậu quả bão số 2

Lực lượng xung kích chống bão đã được triển khai ở những vùng xung yếu nhất. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn cũng đã sẵn sàng với mục tiêu bảo vệ an toàn cho tài sản, tính mạng của nhân dân ở mức cao nhất, hiệu quả nhất.

Toàn bộ hệ thống chính trị của huyện đã được huy động vào “cuộc chiến” chống bão. Vì thế trước khi bão số 2 vào bờ, toàn bộ 451 tàu thuyền với trên 1.400 lao động đã nhận được thông tin và đã kịp vào bờ trú ẩn. Trên 800 hộ dân với ngót 2.000 khẩu ở vùng nguy hiểm đã được sơ tán đến nơi an toàn. Nhà cửa được chằng, chống.

Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện đã điều hành việc tiêu thoát nước nhằm hạ thấp mực nước trên các hệ thống sông trục, sông tiêu chính của huyện. Những diện tích lúa vụ xuân cuối cùng cũng đã được thu hoạch xong vào 13 giờ ngày 22/6.

Tuy sức gió của bão Bebinca không mạnh bằng sức gió của bão Sơn Tinh năm 2012, nhưng đây là cơn bão gặp triều cường (gọi là bão tán con nước), đỉnh triều lên tới +3,4 mét, nên sức tàn phá của nó cũng không kém phần khốc liệt.

 775,5/1.047 ha đầm nuôi trồng thủy sản nước lợ ngoài đê đã bị mất trắng. Sản lượng thủy sản bị mất, theo ước tính ban đầu, lên tới trên 400 tấn, trị giá khoảng 88,6 tỷ đồng.

 Nếu tính cả những thiệt hại về nông nghiệp, về các công trình hạ tầng cơ sở như thông tin, hệ thống điện, thủy lợi, giao thông, trường học, bệnh viện, các công trình đê điều... thì con số còn lớn hơn. Với một huyện nghèo như Thái Thụy, số thiệt hại như vậy là rất lớn.

Tuy nhiên, cũng phải nói một cách công bằng rằng nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, quyết tâm chống bão một cách quyết liệt như trên, thiệt hại còn lớn hơn nhiều.

Ngay sau cơn bão, việc khắc phục hậu quả đã được lãnh đạo huyện chỉ đạo, triển khai một cách đồng bộ và nhanh chóng. Các thành viên của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện, các phòng, ban trực thuộc huyện đã có mặt ở từng địa phương được phân công để nắm bắt tình hình, đôn đốc việc khắc phục hậu quả của bão.

Không biết trả lời dân thế nào, chúng tôi đành nhường lời đáp cho lãnh đạo huyện. Nếu đã hứa sẽ hỗ trợ thiệt hại sau bão, thì phải trả lời rõ ràng cho dân biết, vì sao cho đến nay chưa có?

Có mặt ở xã Thụy Xuân, chúng tôi đã được thấy cái không khí khắc phục hậu quả cơn bão một cách rất khẩn trương ấy. Anh Nguyễn Trọng Tuân, một chủ đầm nuôi cá vược, cho biết:

- Do được cập nhật liên tục về diễn biến của cơn bão, lại rút được kinh nghiệm của cơn bão Sơn Tinh năm ngoái, nên chúng tôi đã tránh được thiệt hại bằng cách chủ động vây lưới quanh đầm. Vì vậy tuy đầm bị nước tràn qua, nhưng số cá mới thả vẫn giữ được.

Rất nhiều chủ đầm khác như các anh Nguyễn Trọng Trường, Trần Thị Dung... cũng tránh được thiệt hại nhờ được cập nhật thông tin như vậy. Tuy nhiên, hầu hết các chủ đầm nuôi trồng thủy, hải sản, khi gặp chúng tôi, đều nêu một thắc mắc:

- Năm ngoái, chúng tôi bị thiệt hại rất nhiều vì bão Sơn Tinh. Có hộ thiệt hại cả trăm triệu đồng. Sau bão, cán bộ đến gặp chúng tôi để thống kê thiệt hại, ai cũng nói rằng chúng tôi sẽ được Chính phủ hỗ trợ. Nhưng từ bấy đến nay, dân dài cổ chờ mà chẳng thấy đồng nào. Vậy sự thực chúng tôi có được hỗ trợ không?

Có người, thậm chí còn khó chịu khi được chúng tôi hỏi về tình hình thiệt hại:

- Lại đi ghi chép thiệt hại, rồi lại hứa hỗ trợ chứ gì. Năm ngoái, hứa rồi có được đồng nào đâu?

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất