Hiện trường vụ tai nạn hàng không Munich tháng 2-1958 |
Thảm họa Munich, bi kịch tồi tệ nhất trong lịch sử CLB Manchester United
Theo tờ Guardian, lịch sử bóng đá thế giới đã chứng kiến nhiều thảm họa kinh hoàng, như vụ tai nạn của CLB Alianza (Peru) năm 1987 hay gần đây nhất là tham học diễn ra 2016 đối với CLB Chapecoense (Brazil), nhưng chưa có thảm nào thảm khốc và được nhắc đến nhiều như vụ tai nạn hàng không và bóng đá diễn ra tại Munich (Đức) năm 1958, bởi nó cướp đi nhiều tài năng đang lên trên sân cỏ của Anh. Khiến 23 người thiệt mạng, trong đó có nhiều thành viên của Busby Babes (Những cậu bé Busby), tên gọi khác của CLB Manchester United (MU).
Theo Gaurgian, vào tháng 4 năm 1955, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) quyết định thành lập giải đấu European Cup, giải dành cho các câu lạc bộ vô địch ở châu Âu thuộc UEFA, khởi xướng từ mùa giải 1955-1956. Tuy nhiên, đội vô địch giải cao nhất lúc đó của Anh là Chelsea lại bị từ chối tham dự giải bởi nhiều lý do theo quy định của UEFA. Mùa giải tiếp theo, đội vô địch giải cao nhất của Anh là Manchester United (MU) do Matt Busby đứng đầu lại bị từ chối gia nhập UEFA, nhưng nhờ nỗ lực của của Busby và Harold Hardman, và sự giúp đỡ của Stanley Rous, người đứng đầu Hiệp hội Bóng đá Anh nên cuối cùng MU đã trở thành đội bóng đầu tiên của Anh chơi ở châu Âu.
Lễ tang của các nạn nhân sau khi máy bay Elizabethas GALZN-A5-57gặp nạn |
Manchester United mang biệt danh Busby Babes đã lọt vào bán kết nhưng lại bị loại bởi CLB Real Madrid (TBN). Sau khi vượt qua Shamrock Rovers và Dukla Prague ở vòng sơ khảo, Khi bốc thăm MU phải gặp Red Star Beograd (RSB) của Nam Tư ở vòng tứ kết. Sau khi đánh bại RSB với tỷ số 2-1 tại sân nhà Old Trafford vào ngày 21 tháng 1 năm 1958, MU đã đến Nam Tư cho trận lượt về vào ngày 5 tháng 2. Trên đường trở về từ Prague, sương mù khắp nước Anh đã ngăn cản chuyến bay trở lại Manchester, vì vậy họ đã bay tới Amsterdam rồi đi phà từ Hook (Hà Lan) đến Harwich và sau đó đi tàu về Manchester.
Những VĐV của MU bị thiệt mạng năm 1958 |
Diễn biến tai nạn
Háo hức không muốn bỏ lỡ trận đấu với Birmingham City tại giải The Football League ba ngày sau đó, MU đã thuê hãng hàng không British European Airways chở đội bóng từ Manchester đến Beograd cho trận lượt về với đội RSB. Trận đấu có kết quả hòa 3-3 nhưng nó cũng đủ để giúp MU vào vòng bán kết. Chuyến bay cất cánh từ Beograd đã bị trì hoãn trong một giờ sau khi Johnny Berry mất hộ chiếu, máy bay phải hạ cánh ở Munich để tiếp nhiên liệu lúc 13 h15 giờ GMT.
Theo BBC, thảm họa hàng không Mumich diễn ra vào ngày 6 tháng 2 năm 1958, khi chuyến bay 609, Elizabethas GALZN-A5-57 của hãng hàng không Bristish Airways gặp vào lần thứ ba sau khi cố tình cất cánh trên đường băng phủ tuyết tại sân bay Munich, Tây Đức. Trên máy bay là các thành viên của Manchester United, cùng một số fan hâm mộ và các nhà báo. Hai mươi trong số 44 người trên máy bay đã bị tử vong ngay sau khi tai nạn, những người bị bất tỉnh hoặc bị thương đã được đưa đến Bệnh viện Rechts der Isar ở Munich, sau đó thêm 3 người chết nữa, đưa tổng số người thiệt mạng lên 23 và 21 người sống sót. Nghe đồn, sau khi tiếp nhiên liệu, phi công James Thain và Rayment Kenneth đã cố gắng cất cánh hai lần, nhưng phải từ bỏ vì lỗi động cơ trái. Lo ngại bị trễ giờ quy định, cơ trưởng Thain từ chối ở lại qua đêm tại Munich nên đã cất cánh thêm lần thứ ba...
Thời tiết cực đoan, tuyết rơi dày, mặt đường băng trở nên trơn trượt. Lẽ ra, chuyến bay nên hoãn lại chờ đến khi thời tiết tốt hơn. Nhưng cơ trưởng James Thain và cơ phó Kenneth Rayment vẫn một mực cất cánh. Sau hai lần đầu thất bại, lần thứ ba, máy bay lăn bánh nhưng đã trượt khỏi đường băng, lao qua hàng rào ở cuối đường băng, bị gãy nát cánh trái do đâm vào một ngôi nhà gần đó. Lo sợ máy bay phát nổ, Thain đã ra lệnh sơ tán hành khách, thủ môn Harry Gregg của MU là người nhiệt tình nhất, đã kéo được những người sống sót từ đống đổ nát trước khi máy bay Elizabethas GALZN-A5-57 biến thành quả cầu lửa giữa lúc tuyết rơi lạnh lẽo.
Lễ tưởng niệm 60 năm thảm họa tổ chức tại Old Trafford với sự tham dự của các thành viên còn sống trong đội hình năm 1958 |
Nhìn lại nguyên nhân vụ tai nạn
Mặc dù, vụ tai nạn ban đầu được cho là do lỗi của phi công Thain, nhưng sau, nguyên nhân được xác định là do tuyết rơi nhiều ở cuối đường băng gây ra, nó giảm tốc độ của máy bay. Khi cất cánh, máy bay đạt tốc độ 217 km/h, nhưng khi chạy vào đám tuyết giảm chỉ còn 194 km/h, không đủ để giúp máy bay rời khỏi đường băng. Bánh lái trở nên mất kiểm soát khiến chiếc máy bay văng khỏi đường băng, cánh trái gãy nát do đâm vào nhà dân. Va chạm khiến một phần đuôi máy bay bị vỡ, tạo ra một vụ nổ lớn bên trong máy bay.
Tai nạn đã xảy ra, trách nhiệm còn có phần không nhỏ của nhà chức trách sân bay Đức, đặc biệt là tình trạng mất an toàn của đường băng, nhưng thực tế ban quản lý sân bay lại không nhận thức được mối nguy hiểm của băng tuyết nên không đưa ra những cảnh báo cần thiết. Thậm chí nhà chức trách sân bay còn cáo buộc cơ trưởng Thain, phi công may mắn sống sót sau vụ tai nạn. Viện cớ Thain đã đưa ra quyết định bay mà không làm tan băng trên cánh máy bay và phải chịu trách nhiệm chính về vụ tai nạn này, mặc dù các nhân chứng cũng phản bác lại cáo buộc này...
Nguyên nhân vụ tai nạn là do tuyết ở phía cuối đường băng gây ra |
Trong số 23 người thiệt mạng có 8 cầu thủ tài năng, gồm Geoff Bent, Roger Byrne, Eddie Colman, Mark Jones, David Pegg, Tommy Taylor và Liam Whelan. Riêng cầu thủ Duncan Edwards và cơ phó Rayment qua đời tại bệnh viện sau đó 15 ngày. Rất nhiều người khác trong số này đã không còn khả năng chơi bóng.
Thảm họa Munich gây chấn động đối dư luận thế giới những năm cuối thập niên 50 ở thế kỷ trước. Hàng nghìn người đã tới dự đám tang nạn nhân, nhiều trận đấu trên khắp nước Anh đều dành 2 phút để tưởng niệm. Kể từ đó đến nay, Manchester United vẫn tổ chức tưởng niệm thảm họa Munich thường niên với nhiều hình thức khác nhau. Mười năm sau, cơ trưởng Thain đã được “miễm trừ” mọi trách nhiệm. Chính phủ Anh tuyên bố nguyên nhân chính thức của vụ tai nạn hàng không này là do sự tan tuyết trên đường băng gây ra, khiến máy bay không đạt được tốc độ cần thiết khi cất cánh. Tuy vậy cơ trưởng Thain vẫn bị BEA xa thải ngay sau khi tai nạn xảy ra và không bao giờ tham gia vào ngành hàng không nữa. Ông nghỉ hưu và trở về mở trang trại nuôi gia cầm của mình tại Berkshire, qua đời vì một cơn đau tim ở tuổi 54 hồi tháng 8 năm 1975.
Geoffrey Fink và vợ, người đã giữ vé của MU từ năm 1945, nhân chứng sống cho vụ tai nạn hôm 6 tháng 2 năm 1958 |