| Hotline: 0983.970.780

Thâm nhập lò "ăn xác" lợn bệnh

Thứ Năm 27/05/2010 , 08:30 (GMT+7)

Lợn ốm chết, nhất là lợn dính dịch tai xanh người dân đang bán với giá rẻ như cho đều được chế biến đông lạnh và tuồn ra thị trường. Có một đường dây "ăn xác" lợn bệnh như thế ở xã Hồng Thái, huyện Việt Yên (Bắc Giang) mà PV NNVN vừa tìm ra.

Lợn ốm chết, nhất là lợn dính dịch tai xanh người dân đang bán với giá rẻ như cho đều được chế biến đông lạnh và tuồn ra thị trường. Có một đường dây "ăn xác" lợn bệnh như thế ở xã Hồng Thái, huyện Việt Yên (Bắc Giang) mà PV NNVN vừa tìm ra.

Xây hẳn kho lạnh chứa lợn bệnh

Vào vai chủ một trang trại chăn nuôi có lợn ốm chết với số lượng lớn tôi lân la đến những điểm thu mua lợn ốm chết ở xã Hồng Thái và được giới thiệu ông trùm thu gom Thân Văn T. Chỉ sơ qua vài câu ông T vào thẳng vấn đề: “Chú tìm đúng chỗ rồi đấy. Lợn gì, số lượng bao nhiêu anh đều mua tất”. Để minh chứng lời mình ông T dẫn tôi ra điểm tập kết lợn về chưa kịp tiêu thụ nằm ngay ven đường trước mặt ngôi nhà. Trong các khoang chuồng được bố trí nằm ngầm xuống sát vệ đường, những con lợn ốm chết nằm vật vã mang đủ các loại bệnh. Chỉ tay vào đám lợn nằm tách biệt ở một chuồng bên cạnh ông T chẳng cần giấu giếm: “Đây là lợn chết rồi. Toàn bị tai xanh cả. Còn đây là lợn ốm. Nhưng không sao, chế biến xong tươi hết”. 

Những con lợn dính bệnh “tai xanh” của ông T vẫn được thu mua để tiêu thụ

Ông T là cơ sở thu gom lợn vào loại lớn nhất ở Bắc Giang. Không chỉ thu mua ở trong tỉnh ông còn sang các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương…Bất cứ lợn bệnh vào tay ông đều ổn cả, cho dù đó là đại dịch tai xanh. Đường dây buôn bán của ông còn được mở rộng lên các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Thành thử dù chỉ là tay gom lợn nhưng ông có căn nhà hai tầng to vật vã nằm ngay QL1 cũ đoạn qua xã Hồng Thái. Trong nhà 2- 3 chiếc xe máy đời mới, chiếc dùng đi gom lợn chiếc dùng đi chơi.

Khi tôi giới thiệu nhà có lợn ốm chết ở Từ Sơn (Bắc Ninh), ông T nằng nặc thúc dẫn về xem “hàng”: “Anh không mua được thì chú cũng không thể bán cho ai đâu. Lợn chết rồi cũng được, miễn là nó chưa trương phình lên thôi”. Theo “đơn giá” mà ông T đề ra, lợn ốm chết được phân loại thành các mức giá khác nhau. “Ốm đẹp” tức các loại lợn vừa phát bệnh có giá vào tầm 10 ngàn đồng/kg. Còn “tai xanh” hoặc lợn chết có giá dao động từ 3- 6 ngàn/kg. Đôi khi tùy thuộc vào chết lâu hay mới. Nếu ở xa ông T sẵn sàng cho ôtô đến chở, gia đình chỉ việc gom lợn cho ra khỏi cổng làng còn mọi công đoạn, qua các trạm kiểm dịch đều đã có ông lo.

Theo tìm hiểu của PV NNVN, ông T là một trong những “đại lý” thu gom lợn cho HTX Bình Minh. Một cơ sở chế biến lợn đông lạnh cũng nằm bên QL1 cũ ở thôn Như Thiết. Nhìn bên ngoài HTX hết sức im lìm, bốn bề xung quanh kín cổng cao tường. Nhưng đây là cơ sở đông lạnh lợn thuộc loại lớn nhất ở Việt Yên. Mấy hộ dân xung quanh bảo rằng ông B, bà T, những người chủ HTX hầu như không cho ai vào khu vực phía sau, bởi trong đó là các lò mổ lợn. Chỉ có các xe tải bịt kín bưng ngày đêm chở “hàng” ra vào.

HTX "ăn xác" lợn tai xanh

Nói về “uy tín” của HTX Bình Minh, bà H chủ quán nước cách cổng HTX chừng 100m khẳng định rằng: “Có người ở tận Hải Dương mang lợn ốm chết lên nhập. Nếu chú có lợn ốm cứ vào thẳng mà đặt vấn đề với họ”. Sở dĩ bà H biết rõ vì không phải mọi hoạt động diễn ra công khai mà vì bà có đứa em tên Q thu gom lợn cho HTX Bình Minh. Theo giới thiệu của bà H tôi tìm gặp Q nhưng ông đang bận đi gom lợn. Vào thẳng HTX, may mắn gặp được Quyết, một tay mổ lợn thuê cho HTX Bình Minh.  

Điểm tập kết lợn chết của trùm buôn Thân Văn T.

Biết có người muốn bán lợn ốm chết bán, Quyết hỏi kỹ các “thông số” kiểu: Bao nhiêu cân, cụt đuôi hay dài đuôi, bệnh gì… rồi cho số điện thoại hẹn đến chiều trả lời bởi lúc đó Quyết còn phải trình sếp đã. Nếu thống nhất được thì buổi chiếu cho người đến hốt luôn. Tuy nhiên Quyết cũng thẳng thắn giao hẹn trước là lợn ốm chết giá sẽ rất thấp bởi thời gian này HTX đang đầy kho lợn rồi. Mặt hàng ưa thích của HTX Bình Minh là lợn ốm còn nhỏ, trọng lượng vào khoảng 10- 20kg. Loại lợn này cho dù ốm chết nhưng dễ chế biến và đang là món khoái khẩu của thực khách.

Đợt dịch vừa rồi, Hồng Thái phải tiêu hủy 26 con lợn dính bệnh. Hiện vẫn chưa có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng. Chính vì thế, dư luận nghi ngờ việc dịch bệnh vẫn còn nhưng nông dân không tiêu hủy mà đem bán lấy tiền. Thực hư chưa biết thế nào, nhưng rõ ràng chuyện lợn ốm chết, lợn dính tai xanh đang được buôn bán khá công khai ở Hồng Thái.

Khác với đơn giá ở ông trùm T, HTX Bình Minh mua theo kiểu cân hơi. Theo đó, lợn được chở đến HTX, mổ hoàn chỉnh rồi mới cân và trả tiền cho người bán. Giá cả cũng được chia thành 3 loại. Loại một có giá 17 ngàn đồng/kg. Loại 2 và loại 3 ốm nặng hơn nên giá cũng thấp hơn. Mấy hôm nay người làm công cho HTX bận tối mặt vì phải đi gom lợn ở Tân Yên và các vùng lân cận. Sau khi gom đủ, lợn được vận chuyển vào các lò mổ nằm phía sau HTX và chế biến. Bất cứ loại lợn nào cũng được cho đông lạnh rồi lên xe tải tuồn về Hà Nội.

Sự lộng hành của những ông trùm buôn lợn chết

HTX Bình Minh thỏa thuận vấn đề mua lợn ốm chết công khai hầu như các hộ dân sống khu vực lân cận đều biết. Vậy mà khi PV NNVN đem vấn đề này ra trao đổi với lãnh đạo xã Hồng Thái ai nấy đều lắc đầu nguầy nguậy: “Làm gì có chuyện đó. Chúng tôi có biết gì đâu”. Khi chúng tôi đưa ảnh và băng ghi âm cho các vị lãnh đạo này nghe họ mới “xuống nước”: “Chắc lợi nhuận cao quá nên chúng hoạt động bí mật”. 

HTX Bình Minh, nơi thu mua lợn ốm chết

Chủ tịch UBND xã Trần Văn Nhiệm phàn nàn rằng địa bàn xã không có trạm kiểm dịch. Dù trên địa bàn có thực trạng buôn lợn ốm chết, tai xanh thì cũng không thể giải quyết. Bởi trong các đợt kiểm tra của cán bộ thú y thấy báo cáo không có việc gì. “Nếu biết thì chúng tôi đã xử lý, nhưng thực sự chính quyền xã không hề biết gì cả”- ông Nhiệm giãi bày. Cán bộ xã Hồng Thái chỉ biết trên địa bàn có các đầu nậu thu gom lợn sữa, họ cứ nghĩ những đầu nậu này “làm ăn đàng hoàng” mà không hề biết chuyện lợn ốm chết và tai xanh vẫn ngày đêm âm thầm "đi lại" trong xã mình.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm