| Hotline: 0983.970.780

Tham vọng tỷ đô từ cây sâm Ngọc Linh

Thứ Hai 08/08/2022 , 09:30 (GMT+7)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, phát triển, nâng cao giá trị của sâm Ngọc Linh là cơ hội để khẳng định niềm tự hào dân tộc nhưng chúng ta chưa làm được.

Phát triển chưa xứng tầm

Sâm Ngọc Linh là loại cây dược liệu quý hiếm được phân bố chủ yếu ở dãy núi Ngọc Linh, trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Với giá trị kinh tế cao, những năm gần đây, 2 địa phương đã có những cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn và phát triển loại cây này.

Sâm Ngọc Linh là loại cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở dãy núi Ngọc Linh trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Ảnh: L.K.

Sâm Ngọc Linh là loại cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở dãy núi Ngọc Linh trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Ảnh: L.K.

Ông Trần Út, Phó giám đốc sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, hiện nay diện tích quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh của tỉnh là 15.576ha; diện tích sản xuất trên 1.000ha. Toàn tỉnh có trên 1.600ha với 20 doanh nghiệp, nhóm hộ và người dân đã thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang tiến hành di thực loại cây này ra các huyện miền núi khác.

“Từ khi sâm Ngọc Linh được đầu tư phát triển sản xuất, thu nhập của người dân trong vùng được nâng lên một cách đáng kể, nhiều gia đình đã xây dựng được nhà cửa kiên cố, khang trang, sắm xe ô tô… nhiều nhà có tài sản lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng; góp phần xói đói, giảm nghèo ở địa phương một cách tích cực”, ông Út nói.

Còn tại tỉnh Kon Tum, theo ông Huỳnh Văn Liêm, Phó giám đốc Sở NN-PTNT, tỉnh đã quy hoạch vùng chuyên canh phát triển sâm Ngọc Linh với tổng diện tích gần 32.000ha. Địa phương này có hơn 1.165 hộ gia đình; 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất và 5 doanh nghiệp lớn tham gia trồng và phát triển sâm Ngọc Linh với tổng diện tích đã trồng hơn 1.240ha. Tổng sản lượng củ tươi ước đạt khoảng 213 tấn.

Mặc dù việc bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh thời gian qua đã có những bước phát triển tích cực nhưng cả tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đều cho rằng, hiện nay để phát huy được hiệu quả hơn nữa các địa phương vẫn gặp phải không ít tồn tại, hạn chế.

Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư để trồng, chế biến các sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh. Ảnh: L.K.

Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư để trồng, chế biến các sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh. Ảnh: L.K.

Trong đó có thể kể đến như công tác quản lý sản xuất, kinh doanh sâm Ngọc Linh gặp khó khăn bởi tình trạng buôn bán hạt giống, cây giống không rõ nguồn gốc. Các sản phẩm giả mạo sâm Ngọc Linh đang tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến sản xuất, nguồn gen giống gốc, thiệt hại kinh tế đối với người tiêu dùng, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến thương hiệu.

Bên cạnh đó, lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định; công nghệ ứng dụng vào công tác kiểm tra, giám sát nguồn gốc sâm Ngọc Linh chưa phát triển, gây khó khăn trong công tác quản lý. Chưa có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực lớn đầu tư để phát triển và chế biến những sản phẩm từ cây sâm.

“Hiện, quy định của pháp luật chưa cho phép thực hiện trồng và phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng. Trong khi tỉnh Kon Tum có hơn 50% diện tích có khả năng phát triển sâm Ngọc Linh được quy hoạch chức năng rừng đặc dụng nên khó thu hút đầu tư.

Các quy trình, quy chuẩn, giám định chất lượng giống và việc trồng, phát triển sâm Ngọc Linh chưa có quy định cụ thể để làm cơ sở tổ chức thực hiện bài bản, thống nhất, đạt hiệu quả cao. Việc nghiên cứu, chế biến sâu các sản phẩm có nguồn gốc từ Sâm Ngọc Linh, nhất là trong lĩnh vực y tế chưa được quan tâm đầy đủ…”, đại diện sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum nói.

Cần khẳng định vị thế "quốc bảo"

Để nâng tầm hơn nữa giá trị, thương hiệu của cây sâm Ngọc Linh, các địa phương này đã có những kiến nghị đến các Bộ, ngành cũng như Chính phủ. Trong đó, có việc đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm sớm ban hành Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng 2045 và Đề án “Thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu”.

So với các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc thì sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh ở Việt Nam hiện nay còn rất ít. Ảnh: L.K.

So với các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc thì sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh ở Việt Nam hiện nay còn rất ít. Ảnh: L.K.

Theo ông Vũ Thành Nam, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ (Tổng cục Lâm nghiệp), hiện nay việc phát triển sâm còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, như thiếu quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; thiếu nguồn giống cũng như các cơ sở sơ chế biến sâu; công tác quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu còn hạn chế.

Ông Nam cho biết, tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1604/VPCP-NN về việc giao Bộ NN-PTNT chủ trì, xây dựng “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045". Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tăng thu nhập cho người dân.

Ngoài việc bảo tồn gen, phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư hạ tầng… thì chương trình còn đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao thương hiệu và phát triển thị trường cho cây sâm Ngọc Linh. Trong đó sẽ hình thành các cơ sở, nhà máy sơ chế và chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi; phát triển khoảng 80 - 100 sản phẩm có tính cạnh tranh cao, mang thương hiệu quốc gia; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Ngoài ra, chương trình cũng sẽ hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm Sâm Việt Nam trong nước và quốc tế; xây dựng 3 trung tâm triển lãm giới thiệu các sản phẩm sâm; tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm sâm Việt Nam trong nước và quốc tế; thúc đẩy chế biến, kinh doanh các sản phẩm sâm Việt Nam bền vững theo chuỗi giá trị.

“Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ các doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến Sâm Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng theo GPP-WHO và GMP-WHO hoặc tương đương đạt 50 %. Đồng thời thành lập được 3 trung tâm kiểm định nguồn gốc, chất lượng sâm Việt Nam tại các vùng trọng điểm nuôi trồng và chế biến sản phẩm sâm”, ông Nam nói.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cây sâm Ngọc Linh chính là hy vọng mới của Việt Nam trong ngành dược liệu, thực phẩm chức năng, cạnh tranh quyết liệt với những quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hòa Kỳ và cả Trung Quốc. Không chỉ nước ta có sâm mà các nước khác cũng có sản lượng sâm rất lớn. Từ cây sâm, các nước đã chế biến ra hàng trăm sản phẩm.

“Đây là cơ hội để khẳng định niềm tự hào dân tộc nhưng chúng ta chưa làm được điều đó. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh với mục tiêu giá trị tỷ USD. Do đó, còn rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi phải thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản. Ngoài sự nỗ lực của các địa phương, doanh nghiệp thì cần có sự hậu thuẫn của Chính phủ, các bộ ngành” Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.

Quy mô, sản lượng sâm của nước ta còn khiêm tốn, chất lượng, giá cả còn nhiều vấn đề. Không những vậy, ngoài rượu ra thì việc đa dạng hóa sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh còn rất ít. Vậy nên, cần phải tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật mạnh mẽ hơn nữa để tạo ra những sản phẩm mới. Việc phát triển sâm Ngọc Linh hiện nay chỉ mới là bước đầu, chưa phải là một sản phẩm hùng mạnh, mang lại lợi ích quốc gia.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Khám phá Nhà máy xanh TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.