| Hotline: 0983.970.780

Nhiều giải pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây sâm Ngọc Linh

Thứ Năm 07/07/2022 , 16:12 (GMT+7)

Trước tình trạng sâm Ngọc Linh chết hàng loạt, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đã đưa ra nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh, giảm thiệt hại cho người dân.

Nhiều nguyên nhân khiến sâm Ngọc Linh ở Kon Tum chết hàng loạt trong thời gian qua.

Nhiều nguyên nhân khiến sâm Ngọc Linh ở Kon Tum chết hàng loạt trong thời gian qua.

Ngày 7/7, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung (thuộc Cục Bảo vệ thực vật) đã có văn bản gửi Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum về việc tăng cường chỉ đạo phòng, chống sinh vật gây hại trên cây sâm Ngọc Linh.

Trước đó, ngày 16-17/6/2022 , Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đã phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum và các đơn vị liên qua kiểm tra tình hình thực tế tại các xã Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) và xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) nơi có hàng ngàn cây sâm Ngọc Linh bị chết hàng loạt.

Theo đó, đoàn công tác ghi nhận, đối với vườn sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi có các các triệu chứng: Trên lá xuất hiện vết đốm dạng nhúng nước sôi nằm trong phiến lá hoặc mép lá. Vết bệnh lan rộng dần làm lá bị thối nhũn và gục xuống. Sau đó, bệnh lan dần vào phần thân làm cho cây sâm chết hoàn toàn. Ngoài ra có nhiều cây sâm Ngọc Linh lá bị vàng, teo thắt phần thân tiếp giáp với mặt đất, bộ rễ chưa bị thối.

Trên lá xuất hiện các ổ bào tử màu vàng đến vàng nâu.

Trên lá xuất hiện các ổ bào tử màu vàng đến vàng nâu.

Trong khi đó, đối với vườn sâm Ngọc Linh trên 1 năm tuổi có các triệu chứng: Trên lá có các ổ bào tử màu vàng đến vàng nâu xuất hiện ở mặt dưới lá. Bên cạnh đó, nhiều cây có lá màu xanh tái và rủ xuống. Cây có thể phục hồi khi trời mát, ẩm độ cao, sau đấy cây héo rũ nhanh và chết. Phần củ bị bệnh có màu thâm tím.

Từ ghi nhận đó, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đã tiến hành lấy mẫu lá, thân, củ và đất tại các vườn sâm để giám định. Kết quả Ph đất từ 5,3-5,7, các đối tượng sinh vật gây hại trên vườn sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi là bệnh chết rạp (Phoma sp.) và bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia sp.). Với vườn sâm Ngọc Linh trên 1 năm tuổi là bệnh gỉ sắt (Puccinia sp.), bệnh thối củ (Pseudomonas sp.) và tuyến trùng ký sinh Aphelenchoides sp.

Theo ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung, nguyên nhân gây bệnh là do khu vực trồng Sâm Ngọc Linh từ tháng 3-5 hàng năm có lượng mưa nhiều kéo dài, xuất hiện mưa đá, sương muối, trời âm u, ẩm độ cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng ký sinh trong đất di chuyển xâm nhập vào rễ gây hại cho cây. Mặc khác, đa số các vườn trồng không có mái che nên cây sâm Ngọc Linh dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

Nhiều cây sâm bị héo rồi chết.

Nhiều cây sâm bị héo rồi chết.

Ông Tuấn cho biết, để phòng trừ sâu bệnh cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp. Cụ thể, thường xuyên kiểm tra vườn trồng, khơi thông dòng chảy để thoát nước; Vệ sinh vườn để tạo độ thông thoáng. Đối với vườn ươm, nếu tỷ lệ bệnh thấp thì nhổ bỏ cây bị bệnh cho vào túi nilon đem đi tiêu hủy. Nếu vườn có triệu chứng nặng và tỷ lệ bệnh cao thì cần tách những cây sâm Ngọc Linh khỏe ra khỏi vườn, trồng vào giá thể mới cách ly với vườn bị nhiễm bệnh.

Trong khi đó, với vườn cây kinh doanh cần tách những cây bị bệnh ra khỏi luống, trồng vào giá thể mới cách ly với vườn trồng để tránh bệnh lây lan, ngắt bỏ và tiêu hủy bộ phận bị bệnh.

Mùa nắng cần có mái che lưới đen cho luống trồng để ánh nắng rọi trực tiếp vào cây sâm. Mùa mưa cần làm mái che nilon để mưa đá, sương muối không gây tổn thương cho cây sâm tạo điều kiện cho nấm bệnh lây lan.

Đồng thời, bón bổ sung cho vườn sâm bằng mùn núi đã được xử lý bằng vôi nông nghiệp hoặc ủ nóng để diệt nguồn nấm trong đất và lá mục, qua đó tăng cường dinh dưỡng cho cây và diệt trừ nấm bệnh.

Cũng theo ông Lương Anh Tuấn, trước khi trồng lại hoặc trồng mới cần giảm mật độ cho phù hợp với tự nhiên để tránh gia tăng phát sinh của bệnh. Các vườn trồng đã bị bệnh nên bón vôi và để thời gian từ 3-6 tháng sau đó mới trồng lại. Đảm bảo độ dày của lớp giá thể từ 15-20 cm.

Xem thêm
Nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận Mô hình nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với chăn nuôi đại trà.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ

SƠN LA Thiệt hại do sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây ra có thể lên tới 80 - 100% nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...